Di sản xanh
Việt Nam sở hữu mã nguồn gì?
(21:29:56 PM 10/12/2014)
Việt Nam sở hữu những bãi biển rất tuyệt vời - Ảnh: Tiến Thành
Anh nói Việt Nam có những con người hiền hòa, dễ mến, những món ăn có lẽ ngon nhất châu Á và cả lối ở mở ra thiên nhiên rất sáng tạo.
Suốt chiều dài đất nước là hàng loạt di sản thiên nhiên quý hiếm có một không hai thế giới như Hạ Long, Phong Nha, rồi các di sản văn hóa Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Dọc tuyến miền Trung là một loạt bãi biển tuyệt đẹp, nào Lăng Cô, Đà Nẵng, Cửa Đại, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né... Để cuối cùng đổ về vùng phù sa đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam...
Cơm Việt
Nhà viết kịch nổi tiếng người Anh George Bernard Shaw từng nói: “Không có tình yêu nào tuyệt vời hơn tình yêu dành cho ẩm thực”. Có thể kể một ví dụ về trường hợp Luke Nguyễn, một đầu bếp siêu hạng trẻ tuổi ở Úc, khá nổi tiếng trên các kênh truyền hình, thường xuyên quay về Việt Nam làm phim về ẩm thực.
Anh không ngần ngại khi nói: “Mục tiêu lớn nhất của đời tôi là chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng món ăn Việt Nam là ngon nhất!”. Niềm đam mê cháy bỏng về nền ẩm thực Việt đã khiến anh lặn lội khắp các vùng miền đất nước để khám phá.
Riêng tôi lại thích thú với câu chuyện về “vua bếp” Yan Can Cook, khi đến Việt Nam anh “bật mí”: “Nhiều người từng hỏi tôi bí quyết để giữ một thể hình không thay đổi suốt bao nhiêu năm và câu trả lời của tôi là: Ăn món ăn Việt Nam mỗi ngày”.
Yan nói món ăn Việt tươi sống với nhiều loại rau quả, ngon và bổ, rất gần gũi với môi trường. Mà khi đã chọn môi trường thì an toàn cho sức khỏe.
Ông cho rằng: “Món ăn Việt Nam rất đặc biệt, rất tốt cho sức khỏe, lúc nào cũng tươi. Bạn ăn như thế nào thì con người bạn sẽ thể hiện ra như vậy. Bạn nhìn xem, người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, rất mảnh dẻ và trông lúc nào cũng tươi tắn, đầy sức sống”.
Trả lời câu hỏi của một nhà báo: “Ông là người gốc Hoa, ở Mỹ, lấy vợ Nhật. Vậy theo câu nói người Việt: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”, dường như cuộc đời ông đã viên mãn?”. “Ồ không, câu nói của tôi là: “Ở nhà Tây, ăn cơm Việt, lấy vợ Việt” chứ!”. Riêng người viết bài này mạnh dạn hơn: “Ở nhà Việt, ăn cơm Việt, lấy vợ Việt”.
Mở ra với thiên nhiên
Cách đây mấy năm, kiến trúc sư người Ý Amedeo Cilento (Viện Thiết kế Academia) đã viết rất hay về ngôi nhà sàn Bác Hồ khi thăm Hà Nội: “Ngôi nhà mang tính truyền thống chứ không hiện đại, và có thể so sánh với ví dụ điển hình nhất về kiến trúc sinh học.
Xu hướng hiện đại hào nhoáng ngày nay với chất liệu kính hoàn toàn không phù hợp với khí hậu Việt Nam. Ngôi nhà được dựng ngay bên bờ ao, bởi vì nước chính là nguyên tố cốt lõi của đời sống và văn hóa Việt Nam.
Đúng là tuyệt vời khi người Việt Nam thường nói về Tổ quốc là “đất và nước” (đất nước)! Hầu hết các dân tộc khác trên thế giới chỉ nói về “đất” mà không bao giờ nhắc đến “nước”. Giá trị gia tăng của văn hóa Việt Nam thật sự là nhân tố nước...
Cứ mỗi lần đặt chân đến Hà Nội, tôi đều đến thăm ngôi nhà này. Tôi đi bộ quanh ao cá, ngửi mùi hoa nhài, hoa cam, tôi cảm thấy trẻ lại. Tôi cảm thấy ngôi nhà này gợi lại ký ức tuổi thơ của người Việt Nam, với những người an cư hiền hòa dọc theo các triền đồi và sống một cuộc sống yên tĩnh và thanh tịnh.
Đó chính là tinh thần thật sự của người Việt”.
Sẽ không quá lời nếu nói các khu nghỉ dưỡng như I Resort, Sixsen Ninh Vân, Ana Mandara cùng hàng loạt resort ở miền Trung... đang sở hữu “mã nguồn” - những thông điệp, triết lý của kiến trúc Việt đương đại.
Những kiến trúc này không phô khoe hoành tráng mà có quy mô khiêm tốn, nép tựa vào thiên nhiên, sử dụng vật liệu tự nhiên của địa phương. Ngôi nhà thường sáng và thoáng, tiện nghi mà giản dị, từng chi tiết được chăm chút tỉ mỉ, kỹ lưỡng là hướng đến cái mộc mạc.
Cái bản sắc, sự khác biệt đã được làm sáng rõ trong khi tích hợp các giá trị văn hóa khác của khu vực và thế giới...
Bên lề một hội nghị quốc tế về Việt Nam cách đây không lâu, một học giả nước ngoài rất am hiểu Việt Nam nói: “Thực tế thế giới... không hề phẳng, bởi sâu thẳm trong tim mỗi người chỉ có một quê hương với bản sắc riêng.
Suy cho cùng, tôi nghĩ các bạn đừng tham vọng gì nhiều mà chỉ cần làm vừa sức mình, biết tận hưởng được hết tiềm năng thiên nhiên, trí tuệ con người đang có là các bạn đủ sung túc, hạnh phúc hơn nhiều người lắm rồi!”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.