Di sản xanh
UNESCO đưa nhiều danh lam thắng cảnh vào danh sách Di sản Thế giới
(17:48:53 PM 22/06/2013)Núi lửa Etna hùng vĩ tại Italia
Theo thông báo, Liên hiệp Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế đã quyết định đưa vùng núi Thiên Sơn Tân Cương ở Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, dãy núi Pamirs của Tagikixtan, biển cát Namib tại Namibia, Núi lửa Etna hùng vĩ tại Italia, 6 pháo đài cổ ở bang Rajasthan của Ấn Độ, 16 nhà thờ bằng gỗ tại dãy núi Carpathian thuộc Ba Lan và Ucraina và Khu vực bảo tồn sinh quyển El Pinacate và Gran Desierto de Altar tại Mêhicô vào danh sách Di sản Thế giới. Ngoài mục đích vinh danh vẻ đẹp tự nhiên của những di sản trên, Ủy ban này còn khẳng định cam kết bảo tồn những giá trị vô giá trên cho các thế hệ mai sau.
Theo UNESCO, núi lửa Etna, nằm ở phía Đông của đảo Sicily, Italia, là núi lửa cao nhất châu Âu với độ cao 3.300m, được biết đến cách đây 2.700 năm trong các tư liệu cổ nhất về núi lửa. UNESCO đánh giá núi lửa Etna là một trong những danh thắng được nghiên cứu nhiều nhất thế giới, có vai trò quan trọng bởi sự nổi tiếng, giá trị khoa học và văn hóa cũng như giá trị về giáo dục của địa điểm này. Hiện, núi lửa Etna được mô tả giống cây hạt dẻ, vẫn hoạt động và gây ra nhiều đợt phun trào.
Đối biển cát Namíp, UNESCO cho biết đây là sa mạc duyên hải duy nhất trên thế giới có tên trong danh sách Di sản Thế giới. Danh lam này nổi tiếng bởi loạt đụn cát do các chiều gió tương tác với địa chất và sinh học tạo ra. Địa điểm này còn được biết đến với sự đa dạng về thực vật và động vật. Trong khi đó, Khu vực bảo tồn sinh quyển El Pinacate và Gran Desierto de Altar tại Mêhicô là "ngôi nhà khổng lồ" của hơn 540 loài thực vật, 44 loài động vật có vú và hơn 200 loài chim cũng như 40 loài bò sát.
Dãy núi Pamia nổi tiếng bởi nhiều loài chim và động vật có vú đang bị đe dọa là di tích đầu tiên của Tagikixtan được đưa vào danh sách Di sản Thế giới.
Cuộc họp thường niên kéo dài 10 ngày của UNESCO đang diễn ra tại Campuchia. Có 31 địa danh được tổ chức này xem xét đưa vào danh sách Di sản Thế giới lần này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
-
Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
-
Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
-
Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
-
32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)