Thứ bảy, 18/01/2025, 19:39:26 PM (GMT+7)

Thực hư chuyện lên núi hứng 'tôm thần'

(10:24:06 AM 26/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Bất kì người nào bắt được tôm đều thả lại suối, nếu ai đó cố ý mang tôm về sẽ không thể nào đi ra khỏi khe suối... là những lời đồn thổi xoay câu chuyện về suối Gia Lào hứng "tôm thần".

 

"Suối tôm" nhưng không có tôm

Tìm về núi Gia Lào (hay còn gọi là núi Chứa Chan) ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), giữa cái nắng chói chang của miền Đông Nam Bộ, chúng tôi tìm đường lên suối "Hứng Tôm", nơi từng diễn ra những câu chuyện rất kì lạ.

Chị Lê Thị Thương, chủ cửa hàng bán vàng mã dưới chân núi Gia Lào cho biết: "Suối "Hứng Tôm" nằm gần đỉnh núi kia. Từ chân núi lên tới suối xa lắm, đi khoảng ba cây số đường dốc mới tới. Nhưng suối đó rất linh, nhiều người hứng được tôm ăn nên làm ra, sau đó họ quay trở lại suối để tạ lễ...".

Chưa rõ thực hư về suối "Hứng Tôm' như thế nào, nhưng trước lời phao tin quá mức, chúng tôi đã vượt ngàn bậc thang lên dòng suối nằm ở lưng chừng núi. Đường lên đỉnh núi Chứa Chan cứ uốn lượn như thân rồng.

Điều thú vị mà ít nơi nào có được, dọc đường đi là những căn nhà ống làm vòm, người đi đường cứ việc chui rúc từ nhà này qua nhà khác như một đường hầm bất tận là lên đến đỉnh núi. Dọc đường đi, chúng tôi luôn bắt gặp từng đoàn người đang vất vả dắt nhau lên núi để mục sở thị con suối "Hứng Tôm".
 
Một số người đứng cầu nguyện trước khi lên suối "Hứng Tôm" 

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, những người lên núi Chứa Chan đến với suối "Hứng Tôm" hầu hết là vì tò mò, phần vì nghe những lời đồn thổi theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Bà Nguyễn Thị Vân (67 tuổi, ngụ tại huyện Đức Linh, Bình Thuận) cho biết: "Nhiều người sau khi lên núi Chứa Chan về đều bảo trên núi có suối "Hứng Tôm" thiêng lắm. Ai mà hứng được tôm là người đó có lộc, cầu gì được nấy. Dù tuổi cao sức yếu nhưng tôi vẫn cố gắng lên một lần cho biết. Tôi lên đây từ hai hôm trước cơ, nhưng núi cao quá, tôi đành phải ngủ lại chùa một đêm, hôm nay tôi mới tiếp tục hành trình".

Để lên được suối "Hứng Tôm" như lời thổi phồng của nhiều người, chúng tôi và những người đi đường không chỉ đối mặt với những bậc thang dốc đứng, mà còn phải vượt qua những rào cản từ những lời mời mọc, lời rao của những người làm dịch vụ cúng thuê.

Bà Nguyễn Thị Tám (quê Quảng Nam), một người chuyên làm dịch vụ cúng thuê ở núi Gia Lào, giải thích: "Suối "Hứng Tôm" linh lắm, người nào mà hứng được tôm là hên phải biết. Nhưng để hứng được tôm phải mua đồ cúng bao gồm gạo, muối, nhang… thì mới có cơ hội hứng được tôm.

Ở đây, ngày nào cũng có người lên suối "Hứng Tôm" cả. Có lần, một anh ở TP.HCM lên đây mới ngồi xuống đã hứng được hai con liền. Chính mắt tôi nhìn thấy, con tôm đó màu đỏ to bằng ngón tay cái. Sau đợt hứng được tôm, anh lại trở lại mang theo nhiều lễ vật tạ ơn dòng suối. Vì từ ngày hứng được tôm anh đó ăn nên làm ra!?".

Trải qua hàng ngàn bậc thang dựng đứng, cuối cùng chúng tôi đã đến được với dòng suối. Không như nhiều người ở lưng chừng núi quảng bá, suối "Hứng Tôm" hiện ra trước mắt chúng tôi chỉ là một khe suối gần như cạn khô, chỉ có một mạch nước nhỏ đang chảy xuống không đủ làm ướt những viên đá lởm chởm.

Theo quan sát của PV, xung quanh khe suối có gần mười người đang đưa tay ra trước khe nước suối mát lành kiên nhẫn ngồi hứng. Tuy nhiên, cả tốp người ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ vẫn không hứng được con tôm nào, ngoài những chiếc lá khô rơi từ bìa rừng xuống.

Những người lặn lội từ nhiều tỉnh thành khác lên núi Gia Lào sau khoảng thời gian dài ngồi hứng tôm vẫn chẳng có kết quả gì đành mặt cau mày có ra về trong thất vọng.

Không mang được tôm ra khỏi suối?

Ông Nguyễn Thành Ẩn, trưởng ấp Trung Sơn (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) cho biết: "Tên suối Gia Lào là do các sư thầy ở chùa Gia Lào đặt. Nước suối Gia Lào rất trong và mát, được người dân nối vòi lấy nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Vào mùa mưa, trong suối thi thoảng vẫn có những con tôm đá, người dân đi rừng vẫn có thể bắt được tôm. Thế nhưng, đầu những năm 1990, không hiểu vì lí do gì, suối Gia Lào bị đổi tên thành suối "Hứng Tôm". Từ đó, cũng có những câu chuyện mang đậm yếu tố tâm linh xoay quanh con suối nằm giữa lưng chừng núi này".

Cũng theo ông Ẩn, có thể là do sự trùng hợp ngẫu nhiên nên có một số người đã bắt được tôm, cộng với những lời đồn thổi quá mức nên suối Gia Lào trở nên quen thuộc và nổi tiếng.
 
Suối "Hứng Tôm" không có những con "tôm thần" như lời đồn thổi của nhiều người 
 
Vì vậy, nhiều năm trở lại đây, người dân ở nhiều nơi xem con suối "Hứng Tôm" như một sự tín ngưỡng linh thiêng. Nhiều người trong và ngoài huyện Xuân Lộc đã tìm về đây hứng tôm, lấy nước suối Gia Lào đem về, với mong muốn gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.

Lúc đến suối "Hứng Tôm", chúng tôi thấy một tốp người tay lỉnh khỉnh những đồ cúng đang làm thủ tục thắp nhang, vái lạy quanh suối. Một số người đã nhanh nhẹn giơ tay hứng nước suối.

Chị Lương Bích Thu (38 tuổi, ngụ tại TP.HCM) hai tay chực chờ trước khe suối chia sẻ: "Nhiều người nói ai có duyên sẽ hứng được tôm. Tôi cố gắng ngồi cho đến khi nào hứng được tôm mới thôi".

"Tôi là người dân ở đây từ những năm 1980. Cho tới bây giờ, tôi vẫn chưa nhìn thấy mặt mũi con "tôm thần" ra sao. Chẳng hiểu lí do gì mà nhiều người đồn đại lên núi Chứa Chan sẽ bắt được "tôm thần".

Và họ còn vô cớ cho rằng, bắt được tôm phải thả trả lại cho suối. Nếu một ai đó cố ý mang tôm về sẽ không thể nào đi ra khỏi khe suối. Chính điều này đã tạo thành một làn sóng trong dư luận, không chỉ ngày lễ tết người thập phương mới đổ về đây nườm nượp, mà bình thường cũng đông không kém.

Phải nói rằng, nhiều năm nay, người dân địa phương cũng như bản thân tôi luôn bắt gặp những câu hỏi hết sức phi lí. Phải chăng họ quá tin vào yếu tố tâm linh nên họ đổ xô đi xem những điều không có thật", anh Nguyễn Minh Nghĩa (40 tuổi), chia sẻ về những điều phi lí đang diễn ra hàng ngày trên núi Chứa Chan.

Anh Nguyễn Minh Hiếu (30 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai), vừa quệt mồ hôi vừa thở hổn hển: "Tôi không tin việc hứng được tôm sẽ gặp vận may và nếu có hứng được tôm thì không thể mang tôm ra khỏi suối. Nhưng do hiếu kì và muốn leo núi để giải stress nên tôi cố gắng lên đây cho bằng được. Và tôi coi đây là sự tín ngưỡng về tinh thần thôi. Theo nhiều người…". 
Theo Quyên Triệu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thực hư chuyện lên núi hứng 'tôm thần'

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI