Di sản xanh
Tập huấn quản lý rủi ro cho các di sản tại Việt Nam
(10:25:15 AM 17/04/2013)Ngọ Môn - Cố đô Huế. (Nguồn: TTXVN)
Khóa tập huấn do Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, ICCROM (Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu Di sản Văn hóa) và Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức.
Theo bà Dương Bích Hạnh, Trưởng Ban Văn hóa Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, việc đảm bảo tính bền vững cho các khu di sản thế giới trước những tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong lĩnh vực văn hóa mà còn đối với sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Tuy nhiên phần lớn các khu di sản của Việt Nam hiện nay chưa có một kế hoạch và quy trình tổng thể nhằm ứng phó với các tình huống thảm họa có thể xảy ra. Điều này đặt các khu di sản cũng như cộng đồng xung quanh trước rất nhiều nguy cơ.
Khóa tập huấn nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho cán bộ của các khu di sản thế giới và các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa; chuẩn bị, ứng phó và phục hồi trong trường hợp xảy ra thảm họa.
Qua chương trình này, các học viên còn được các chuyên gia giàu kinh nghiệm giới thiệu, cung cấp kiến thức về các phương pháp và công cụ hiện có để chuẩn bị các kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa tại các khu di sản thế giới, nhất là ở Huế, Hội An và Thăng Long-Hà Nội.
Bên cạnh đó, các học viên được hướng dẫn việc "Lập kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa cho di sản thế giới Thăng Long, Huế và Hội An" theo phương pháp "vừa học, vừa làm," tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia dự án được tiếp thu lĩnh hội những kiến thức mới để trực tiếp triển khai công việc của mình.
Phương pháp này cũng nhấn mạnh vào yếu tố cùng tham gia, yêu cầu các cán bộ làm việc với rất nhiều đối tác, không chỉ trong phạm vi ban quản lý khu di sản của mình mà còn với các cơ quan hữu quan tại địa bàn; trong đó, việc hợp tác tại chỗ với cộng đồng địa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bảo tồn di sản.
Trong thời gian khóa học, các học viên sẽ thảo luận về nhu cầu xây dựng các kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa cũng như các phương pháp và công cụ để chuẩn bị, ứng phó và phục hồi trong trường hợp xảy ra thảm họa đối với các khu di sản.
Khóa tập huấn kết thúc vào ngày 20/4.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.