Thứ ba, 21/01/2025, 10:53:49 AM (GMT+7)

Rừng phi lao mẹ Nghèng kể chuyện Đại tướng

(09:00:23 AM 11/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Mười lăm năm trước, tháng 8-1999, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm xã Quang Phú, thăm bà mẹ Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Phạm Thị Nghèng, quá nửa đời người trồng phi lao chắn cát.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Anh hùng Lao động Phạm Thị Nghèng.

 

Mười lăm năm sau, rừng dương của mẹ Nghèng kiên cường trong cơn bão số 10, ngăn từng cơn lốc tố giảm một phần thiệt hại cho hàng nghìn người dân xã Quang Phú. Rừng phi lao của mẹ Nghèng oằn đau sau gió bão... và nỗi đau càng dày thêm khi hay tin Đại tướng qua đời. Nén đau thương, rừng phi lao mẹ Nghèng lại rì rào kể chuyện về Đại tướng, ngày ông bước từng bước chân chắc khỏe ngập trong cát bỏng đến thăm Quang Phú anh hùng.

 

Chủ tịch xã Quang Phú Nguyễn Ngọc Thơ nói rằng: "Nếu không có rừng phi lao của mẹ Nghèng thì xã Quang Phú tan tành hết, chứ không chỉ thiệt hại trên 18 tỷ đồng như hiện tại đâu. Rừng của mẹ Nghèng đứng đầu sóng, hứng từng cơn lốc tố hung bạo, che chở giúp người dân Quang Phú".

 

Chúng tôi về xã Quang Phú khi tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời đã đến tận từng hộ gia đình nơi này. Một không khí trầm lắng bao phủ lấy khắp xã, một phần vì cơn bão số 10 vừa đi qua, hậu quả chưa khắc phục được hết, một phần vì thương tiếc Đại tướng. Nhiều người dân Quang Phú cứ chép miệng than: "Sao Đại tướng không ở lại với mọi người thêm dăm ba năm nữa. Đã đắng đót lòng vì thiên tai, bây chừ Quảng Bình lại chồng thêm nỗi đau mất đi một người thân thích vĩ đại".

 

Trong ngôi nhà bà Phạm Thị Ngạnh, con gái của Anh hùng Lao động, mẹ Phạm Thị Nghèng, hôm nghe tin Đại tướng mất, bà Ngạnh lấy tấm ảnh Đại tướng chụp chung với mẹ Nghèng cách đây mười lăm năm về trước xuống cẩn trọng lau chùi thật sạch rồi đặt lên bàn thờ, cẩn trọng thắp hương vọng bái hương hồn hai người thân.

 

Trong niềm tiếc thương vô hạn, bà nhớ lại: "Năm đó, Đại tướng ra thăm mẹ tôi ngay nơi khu vườn ươm đặt tại vùng khối bây giờ. Hai người song hành dưới rặng phi lao mấy chục năm tuổi, mái tóc ai cũng bạc trắng, một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, ngắm hoài không chán. Sau này, khi lâm trọng bệnh, mẹ tôi cứ mãi luyến tiếc một điều là không được gặp lại Đại tướng thêm một lần nữa".

 

Đại tướng căn dặn ông Nguyễn Văn Hờ, nguyên Chủ tịch UBND xã ngày về thăm Quang Phú, tháng 8-1999.

 

Ông Hoàng Bá Ngôn, con rể mẹ Nghèng, chồng bà Phạm Thị Ngạnh, thương binh chống Mỹ hạng ¼ góp chuyện: "Mỗi dịp con cháu đông đủ, mẹ tôi lại đem kỷ niệm về bác Giáp ra kể rất say sưa. Mẹ kể, khi ngồi nói chuyện cùng nhau, Đại tướng hỏi mẹ về cách thức trồng rừng chắn cát, những vất vả mà các thành viên trong đội gặp phải; chế độ hỗ trợ cho mọi người... Đại tướng chân thành "Bác Hồ dạy rằng: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", nên chúng ta cần phải trồng thật nhiều rừng, phải trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi cát. Trồng rừng cho con cháu chúng ta sau này hưởng lợi, hiệu quả của rừng phi lao chắn cát không phải ngày một, ngày hai mà mãi mãi".

 

Thực hiện theo lời dạy của Đại tướng, mẹ Nghèng và đội trồng cây gây rừng chắn cát xã Quang Phú ngày ngày mở rộng diện tích rừng, cát trắng thu hẹp dần, ngay cả lúc mẹ Nghèng mất đi. Xã Quang Phú là một địa phương ven biển có dãy rừng phi lao lớn nhất, tuổi đời cao nhất trên dưới 50 năm mà bây giờ mọi người thường gọi là rừng mẹ Nghèng.

 

Trong hành trình tìm lại những nhân chứng từng có thời gian gần Đại tướng nhân dịp thăm xã Quang Phú năm 1999, chúng tôi gặp được ông Nguyễn Văn Hờ, nguyên Chủ tịch xã giai đoạn 1991- 2004. Trong ký ức của ông Hờ vẫn còn nhớ như in dáng hình Đại tướng trên biển quê hương mình. Lúc Đại tướng nói chuyện với mẹ Nghèng, lúc thảnh thơi ngồi trên chiếc võng mắc qua hai gốc phi lao đung đưa; lúc ngồi cùng ông, dặn dò ông trên cương vị là một chủ tịch xã.

 

Ông Hờ kể: "Đại tướng nói rằng: xã Quang Phú hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng (danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1966 và Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1972- PV). Cùng với hợp tác xã Đại Phong, Quang Phú trở thành ngọn cờ đầu của phong trào hợp tác hóa trên toàn miền Bắc XHCN. Bây giờ hòa bình rồi, Quang Phú cần phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh sẵn có của mình, tiếp tục vươn khơi, tiếp tục vận động toàn dân tham gia trồng cây gây rừng như gương của mẹ Nghèng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cố gắng chăm lo hơn nữa các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sỹ; chăm lo việc học hành cho thế hệ trẻ... Xây dựng xã Quang Phú làm sao thành một địa phương kiểu mẩu, như trong kháng chiến chống Mỹ chúng ta đã làm được".

 

Tiếng ông Hờ chùng xuống: "Nghe tin Đại tướng mất mà cứ băn khoăn, không tin, dù đó là sự thật. Lời Đại tướng dặn dò cách đây mười mấy năm rồi mà vẫn thấy mới nguyên". Không phụ lòng mong mỏi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước mỗi khi có dịp đến thăm, Quang Phú hôm nay vững vàng trong sự nghiệp đổi mới. Đặc biệt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, xã Quang Phú đã đạt 18 trên 19 tiêu chí. Tiêu chí cuối cùng- xây dựng trung tâm văn hóa xã sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

(Theo báo Quảng Bình)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rừng phi lao mẹ Nghèng kể chuyện Đại tướng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI