Thứ bảy, 23/11/2024, 02:28:31 AM (GMT+7)

Non thiêng Bạch Mã Tin ảnh

(18:17:00 PM 25/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Chỉ cách thành phố Huế chưa đầy 50km, bạn và bạn bè có thể cùng nhau có một chuyến picnic cuối tuần tại đây với đồ đạc đơn giản, lịch trình ngắn gọn nhưng vẫn đầy trải nghiệm mới mẻ chỉ trong một ngày cuối tuần.

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã

 

Chỉ nên đi Bạch Mã vào mùa hè, trời nắng to. Dù ở Huế nóng 39 - 40 độ C, Bạch Mã cũng chỉ 25 - 27 độ C thôi, mát mẻ vô cùng. Mùa mưa ở Bạch Mã nhiều vắt lắm! 

 

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã

Con đường ôm sát núi
 
Bạn cần gì để đi Bạch Mã?
 
1. Một team tầm 7 - 10 người để tiết kiệm chi phí thuê ô tô đi từ cổng Vườn quốc gia lên Hải Vọng Đài, thứ hai là để cùng nhau băng rừng vượt suối, đi đông chút mới vui.
 
Đi từ cổng lên đỉnh chỉ có 2 cách: đi bộ hoặc ô tô (xe máy bị cấm trong khu vực vườn quốc gia, vì đường đèo đi rất khó kiểm soát và nguy hiểm). Nếu bạn đủ sức khỏe, có thể đi bộ lên. Quãng đường gần 20km, đường đèo dốc, không khí loãng, rất khó thở, nên phải thận trọng khi chọn phương án này. Để đi kiểu này, bạn phải tốn ít nhất 2 ngày, không thể kịp lên, đi tham quan và đi xuống ngay trong ngày.
 
2. Trang phục: áo dài tay, quần dài, giày đi bộ, tất dài, mũ đội đầu, áo mưa. Rừng nguyên sinh ở Bạch Mã nhiều ký sinh trùng, đặc biệt là những ngày mưa, vắt bò lổm nhổm như kiến nên tốt nhất là mặc kín người để tránh bị đốt, nếu thấy có nguy cơ thì tốt nhất là nhét hẳn gấu quần vào trong tất (lí do nên mang tất dài). Thêm nữa là trên đỉnh nắng mưa thất thường, mưa rừng cũng cực kỳ to nên phải có áo mưa dự phòng bất cứ lúc nào.
 
3. Thức ăn, nước uống: Nên mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống mỗi người khoảng 2 chai 350ml.
 
4. Thuốc: thuốc sát trùng, bông băng phòng trường hợp bị xây xát, côn trùng cắn.
 
5. Người dẫn đường: tốt nhất là nên có một người dẫn đường, hoặc tối thiểu là một người có kinh nghiệm đi đường rừng, đừng nhắm mắt đi đại vì bạn sẽ phải mò mẫm trong các tuyến đường mòn giữa rừng rất lâu.
 
6. Chi phí: Chỉ khoảng 200.000 - 300.000/người là thoải mái đi từ sáng đến tối.
 
Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã
Đường lên đỉnh Bạch Mã
 
Lên đường thôi!
 
Chuyến đi nên khởi hành từ Huế tầm 6h, đến cổng vườn quốc gia lúc hơn 7h để chuẩn bị lên xe chuyến 7h30 vào vườn là thời gian lý tưởng: nắng chưa nhiều, không khí còn mát mẻ. Bạn nhớ mua vé và nhờ nhân viên bán vé gọi xe giúp, loại xe 12 chỗ.
 
Bạn có thể thoải mái ngắm rừng núi bạt ngàn 2 bên đường từ trên xe, băng qua những đèo dốc quanh co uốn lượn trên quãng đường gần 20km, nhiều chỗ ngoặt khá gấp nên cảm giác sẽ cực kỳ lí thú. Dọc đường đi có rất nhiều dinh thự cổ kiểu Pháp, có thể dừng lại check in.
 
Lên điểm cao nhất xe ô tô có thể tới, bạn phải đi bộ thêm một quãng ngắn nữa để tới Hải Vọng Đài - điểm cao nhất của Bạch Mã. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm trọn vẹn đầm Cầu Hai với khung cảnh vô cùng thoáng đãng, hoặc đưa tay hứng được cả đám mây.
 
Từ Hải Vọng Đài, bạn đường mòn xuyên rừng, hoặc đi ngược trở lại để đến Ngũ Hồ. Nên đi đường mòn để ngắm cỏ cây hoa lá và nhiều điều thú vị của Bạch Mã, với nhiều loài cây lạ, động vật hiếm gặp, lắng nghe tiếng chim thú vang cả rừng xanh.
 
Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã
Thác Đỗ Quyên
 
Thường bạn sẽ tới Ngũ Hồ tầm đầu giờ trưa, sau khi băng qua mấy km đường rừng, dốc núi và có thể nghỉ ngơi ăn trưa. Nhớ gom rác lại mang đi chứ đừng vứt lung tung dọc đường nhé. Ngũ Hồ bao gồm 5 hồ lớn nhỏ nối thông nhau với làn nước trong như ngọc. Nước ở đây lạnh lắm, nếu chưa chuẩn bị, tốt nhất đừng dại dột nhảy xuống.
 
Sau khi nghỉ trưa, đi thêm một đoạn đường mòn ngắn gọc theo bờ suối nữa là đến thác Đỗ Quyên, như một dải lụa trắng mềm mại trên vách núi. Người sợ độ cao đừng nên ra gần khu vực mép vách núi. Bạn nào ưa trải nghiệm có thể đi từ đỉnh thác xuống chân thác. Đường rất dốc, cực mệt, bạn nên cân nhắc nhé.
 
15h, các bạn có thể đi theo đường mòn trở lại bãi xe, hẹn xe chờ sẵn ở đó và xuống núi, hoàn thành một ngày tận hưởng không khí mát lành thanh ngọt ở Bạch Mã!
 
Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã
Chuông lớn trên đỉnh Bạch Mã. Khách tới đây đều rung chuông để âm thanh vang vọng khắp núi rừng

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã 

Hải Vọng Đài trên đỉnh Bạch Mã
 Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã
Hải Vọng Đài trên đỉnh Bạch Mã chìm trong mây
 Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã
Đỉnh Bạch Mã nhìn từ trên cao

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã

Hồ trên đỉnh Bạch Mã

Non[-]thiêng[-]Bạch[-]Mã 

Cây thông lâu năm trên đỉnh Bạch Mã
Bài và ảnh: NGUYỄN PHONG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Non thiêng Bạch Mã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI