Di sản xanh
Mai Phương Thúy vô lễ với "mẹ chồng" ?
(12:09:08 PM 07/07/2011)
Với vẻ ngoài ngày càng nổi bật và gợi cảm, Hoa hậu Mai Phương Thúy trở thành gương mặt đại diện quảng cáo cho những thương hiệu lớn như trung tâm mua sắm, ngân hàng lớn, cửa sổ…Hoa hậu đã thu về khoản thu nhập không nhỏ từ các hợp đồng quảng cáo này.
Gần đây, HH Mai Phương Thúy thực hiện mẫu quảng cáo cho dầu gội Rejoice. Mẫu quảng cáo này khi xuất hiện trên truyền hình đã va phải sự phản đối nghiêm trọng từ phía công chúng. Nhiều người cho rằng nhân vật mà Mai Phương Thúy thể hiện trong mẫu quảng cáo này có những hành động và lời nói không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt.
Hoa hậu Mai Phương Thúy trần tình rằng cô làm theo kịch bản. |
Nội dung của đoạn quảng cáo dầu gội Rejoice nói về hình ảnh của một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, có mái tóc dài óng ả do Mai Phương Thúy đóng vai được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai lần đầu gặp gỡ nhưng rất có thiện cảm và ấn tượng với mái tóc dài óng mượt của cô gái nên đã hỏi bí quyết làm đẹp của cô gái: “Cháu duỗi tóc ở tiệm à?”. Đáp lại câu hỏi niềm nở của mẹ chồng tương lai, cô gái mà Mai Phương Thúy thể hiện tươi cười nhã nhặn: “À không, chỉ là Rejoice thôi!”.
Câu trả lời của nhân vật do Mai Phương Thúy đóng bị cho là vô lễ, không phù hợp với lối sống của người Việt. Trong văn hóa giao tiếp hàng ngày, khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn thì lời nói của người dưới được thốt ra phải cẩn trọng, đúng chừng mực hay phải lễ phép. Nói cách khác, trong câu trả lời của người dưới phải có những từ thể hiện sự tôn trọng, lễ độ như thưa, gửi, dạ, vâng… quan trọng là phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ của câu.
“À không, chỉ là Rejoice thôi”, câu trả lời này không phù hợp với hoàn cảnh được hỏi, bởi nhân vật do Mai Phương Thúy đóng đang trả lời mẹ chồng tương lai, người lớn tuổi hơn mình. Mai Phương Thúy là người có học thức nhưng lại thể hiện nhân vật bị cho là có cách cư xử thiếu lễ độ, không tôn trọng với bề trên.
Nhiều khán giả phản ứng khá gay gắt trước thái độ thiếu tôn trọng, không lễ phép của nhân vật nữ do Mai Phương Thúy đóng. Chị Loan, ở ngõ 10, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, sau khi xem xong quảng cáo Rejoice đã phản hồi trên mạng: “Ôi trời, mỗi lần xem quảng cáo rejoice mình ghét thế chứ, con dâu tương lai gì mà nói năng cộc lốc, chả có chủ ngữ vị ngữ gì cả, vô học thế cơ chứ. Mình tự hỏi ko biết phản hồi vào đâu thì vớ phải topic này.”
Một khán giả khác ở 110 Hoàng Mai, Hà Nội, cũng đồng tình: “Nhà mình cũng rất phản đối cái quảng cáo này vì nghe Mai Phương Thúy trả lời trống không với người lớn rất khó chịu. Tệ không chịu được khi nghe cái giọng trả lời của nàng Thúy này.”
Chị Hồng ở 45 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội thì gay gắt hơn: “Quảng cáo dầu gội của Mai Phương Thúy đáng bị ném đá thật to vì lố bịch và vô duyên. Con trẻ xem nó còn thắc mắc: "Ơ sao cô ấy lại không bảo dạ, vâng hả mẹ?”.
Quảng cáo dầu gội Rejoice của Mai Phương Thúy đã gây ra nhiều phản ứng bất bình từ phía công chúng. Mai Phương Thúy là người đóng vai nhân vật nữ trong quảng cáo thì chắc chắn phải xem kịch bản trước khi diễn. Là một người có học thức, một hoa hậu lẽ ra Mai Phương thúy phải cẩn trọng trong từng hành động, lời nói của mình. Phải có cách ứng xử phù hợp cả ở ngoài đời và trong khi diễn. Sự thể hiện của Mai Phương Thúy trong đoạn quảng cáo dầu gội không những gây thất vọng cho người xem mà còn là lời nhắc nhở cho văn hoá ứng xử trong quảng cáo Việt.
Mai Phương Thúy chia sẻ với Pháp luật xã hội rằng vì quá bận nên cô còn chưa có thời gian xem quảng cáo đấy lên sóng như thế nào nên cũng chưa kịp tìm hiểu mọi người nói gì về quảng cáo ấy. Nói về lời thoại, Hoa Hậu Việt Nam 2006 cho biết rằng cô cũng đoán được ngay từ ban đầu, khi kí hợp đồng quảng cáo cho nhãn hàng này, Hoa Hậu chỉ kí điều khoản về việc Thúy phải làm và phạm vi sử dụng hình ảnh. Còn vấn đề về kịch bản thế nào là do bên nước ngoài.
Ngay khi sang đến Thái Lan, cầm kịch bản trên tay, Hoa Hậu Mai Phương Thúy đã thắc mắc với đoàn làm phim quảng cáo. Nhưng đoàn sang Thái Lan chỉ có hai người Việt Nam là Thúy và copywriter của nhãn hàng. “Thúy có nói rằng lời thoại như vậy là không hợp lý. Bản thân Thúy là người miền Bắc, mỗi câu nói với những người hơn tuổi Thúy đều có kính ngữ, và cũng rất lễ phép.”
Hoa Hậu được trấn an rằng đây là nhãn hàng lớn, khi lên kịch bản hay làm gì, họ đã đều tính toán kĩ rồi. Còn giờ nếu Thúy khăng khăng không chịu nói lời thoại này, thì họ sẽ phải ngừng quay quảng cáo, anh copywriter sẽ phải bay về Việt Nam, họp với chủ nhãn hàng để bàn lại về kịch bản.
“Và đương nhiên lúc đó chi phí dội lên rất nhiều và Thúy thành người phá vỡ hợp đồng. Lúc đó ekip quay quảng cáo cho Thúy còn rất nhiều quảng cáo khác của nhiều nhân vật nổi tiếng đến từ nhiều nước, Thúy không muốn là người phá vỡ hợp đồng và cũng không để mọi người vì mình mà phải dừng công việc.” – Mai Phương Thúy chia sẻ về cái khó trong ràng buộc của hợp đồng.
Theo phỏng đoán của Hoa Hậu từ thiện, cô cho rằng ekip làm việc đa số là người miền Nam, cách giao tiếp đặc trưng trong Nam là không thêm “ạ” trong các câu thể hiện kính ngữ đối với người trên như ngoài Bắc.
Thúy biết được sẽ có lời bàn tán ra vào và cô mong mọi người cũng hiểu cho công việc của cô, vì “không phải mình muốn làm theo ý mình là được, đoạn quảng cáo muốn được phát sóng phải qua kiểm duyệt rất nhiều. Chắc hẳn họ cũng đã tính toán hết rồi. Thúy nghĩ nếu muốn tìm hiểu nguyên nhân của việc này bạn nên hỏi trực tiếp nhãn hàng, họ sẽ giải thích lý do cho bạn”.
Ý kiến bạn đọc về: Mai Phương Thúy vô lễ với "mẹ chồng" ?
-
ái thanh (23:16:41 PM 13/09/2011)"phong đoán ekip làm việc là người nam....là không thêm ạ..."
Thúy nghĩ sao mà nói như vậy nhỉ,tuy người nam không thêm ạ sau cuối câu như miền bắc, nhưng truyền thống người việt luôn kính trọng người lớn tuổi cho nên trước khi trả lời người lớn câu gì thì đều có từ "Dạ,..." trước câu khi nói rồi...khó hiểu,HHVN sao mà kì vậy!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.