Di sản xanh
Khóc rừng
(12:52:51 PM 01/07/2011)
"Bữa tiệc... núi xót lòng" ấy là hình ảnh gây ám ảnh cho những ai đã tới thăm Trường tiểu học Lê Lợi ở Ðắk R’Măng (huyện Ðắk G’Long, tỉnh Ðắk Nông). Nhưng Ðắk R’Măng sẽ còn ám ảnh hơn nữa, với những ai đã đọc Cánh chim rừng không mỏi - tập bút ký, phóng sự mới nhất và là cuốn sách thứ 15 của nhà báo Ðỗ Doãn Hoàng.
Sách do Công ty Phương Đông và NXB Thanh Niên ấn hành - Ảnh: Thanh Đạm |
Ám ảnh, nhưng có lẽ chưa ai có thể viết ngọn ngành về thảm trạng di dân tự do vào Tây nguyên như tác giả - một cây bút vốn gắn bó nhiều với đồng bào miền núi phía Bắc. Bà con (con số năm 2008 là 51.000 hộ dân), vì đất sinh nhai, từ Ðiện Biên, Lào Cai, Lai Châu... ập đến Tây nguyên, coi đó như một "thiên đường" cứu đói. Và những cánh rừng biến mất chỉ trong một đêm.
Thay vào đó là những thôn bản "từ trên trời rơi xuống", những nương rẫy với màu xanh đắng đót mọc lên từ cái chết của hàng loạt "bảo tàng cổ thụ". Người lớn hoặc thậm thụt sống, hoặc trơ lì chống đối cơ quan chức năng. Trẻ con đói khát, mù chữ. Những bất ổn thì nảy nở vô kể, bởi "sự bất lực của người giữ rừng, sự vô lối của người giết rừng".
Căn bệnh di dân tự do trở thành một trong những cái máy cưa khổng lồ làm ngã đổ rừng già Tây nguyên. 3/4 dân số ở Ðắk R’Măng là người di cư, họ biến Trường tiểu học Lê Lợi thành điểm nóng của xã với những hình ảnh "quen mắt" rồi mà vẫn phải quay đi ấy.
Không chỉ "tận mục những cánh rừng bị phá tan hoang", tác giả còn lội bộ hàng ngày trời đi dập lửa cháy, có mặt ở hầu khắp các vụ cháy rừng lớn nhất Việt Nam, cùng ăn những bát cơm phủ đầy tro bụi ở rừng, cùng chảy nước mắt vừa thương vừa giận "đồng bào" và cơ quan giữ rừng kiểu "cò con"...
Sống cùng sự kiện, lăn xả điều tra, anh còn truy vấn đến tận cùng những người có trách nhiệm liên quan để khơi ra những bài toán cần giải... Bài toán hóc búa không chỉ bày ra ở Ðắk R’Măng (Cánh chim rừng không mỏi) mà còn ở Mường Nhé, Ðiện Biên (Choáng váng với rừng ở Mường Nhé), ở Chư A Thai, Gia Lai (Phá "rừng" triệu năm tuổi), ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái (Khóc rừng trên nóc nhà Ðông Dương)...
Và vì vậy, những phóng sự về rừng dưới ngòi bút Ðỗ Doãn Hoàng đầy những chi tiết sống động, đầy những câu hỏi và câu trả lời có thể làm nhói lòng những kẻ bàng quan nhất.
Bên cạnh bốn loạt bài về rừng, Ðỗ Doãn Hoàng còn chọn in 12 tác phẩm báo chí theo tinh thần "có tác động xã hội", như một cách để anh tiếp tục giữ "lời thề" của một người làm báo sau hơn mười mấy năm "đau đáu coi việc viết như là hơi thở".
Dưới mỗi bài viết của Cánh chim rừng không mỏi, tác giả đều có phần "hồi âm", kể thêm chuyện sau khi báo chí đăng tải bài viết. Anh muốn chứng minh cụ thể câu chuyện đã thay đổi theo hướng tích cực như thế nào sau khi nhà báo "vào cuộc".
Như sự thảm khốc của hiện thực vùng Tây Bắc, Tây nguyên mà phóng sự truyền tải đã được đặt lên bàn Thủ tướng Chính phủ, vào nghị trường Quốc hội, những bế tắc đã bắt đầu được giải tỏa...
Rừng vẫn mất từng giờ. Nhưng đọc sách Ðỗ Doãn Hoàng, người đọc được an ủi rằng: có những tiếng khóc giúp rừng bớt chết buồn bã trong đơn độc.
Có được những “hồi âm” tích cực từ kỳ công theo đuổi vấn đề qua các bài viết của mình, Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ: “Tôi vẫn tin rằng: trách nhiệm xã hội; sự điều tra, dự báo, kiến nghị, phản ánh những vấn đề thiết thân của xã hội; nỗ lực bằng ngòi bút và tâm huyết (với các hoạt động xã hội kèm theo) để góp phần thay đổi hiện thực xã hội nóng bỏng kia theo hướng tích cực hơn, vì các lẽ dân sinh nhân ái hơn... - đó là thước đo quan trọng nhất cho phẩm cách của mỗi nhà báo. Phẩm chất của nhà báo, tôi luôn đề cao sự trung thực, kèm theo đó là tinh thần vì cộng đồng”. |
LINH THOẠI
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.