Di sản xanh
Khai mạc Triển lãm Di sản Văn hóa mỹ thuật Phật giáo
(13:54:03 PM 17/05/2013)
Buổi lễ khai mạc có sự chứng minh của Chư Tôn đức – tăng ni là đại diện Giáo hội Phật giáo Tp.HCM, các nhà nghiên cứu văn hóa Phật giáo.
Thay mặt BTC, TT.Thích Đồng Bổn – Phó Viện trường viện nghiên cứu Phật học kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam phát biểu khai mạc Triển lãm và chia sẻ: Triển lãm gửi đến những Di sản thật sự mang tính biểu tượng của nền Phật giáo Việt Nam có giá trị rất cao mà từ lâu mọi người chưa có dịp chiêm ngưỡng. Nơi đây trưng bày những gì cao quý nhất của Phật giáo ba miền đất nước.
Các Di sản được trưng bày tại triển lãm gồm: tượng Di lặc, tượng Quan âm, tượng La Hán, mõ gỗ sơn son, trang phục Cao Tăng thời Nguyễn…Tất cả là sự đóng góp của Chư tôn đức, các nhà nghiên cứu, cư sĩ, phật tử…trên mọi miền đất nước. Đặc biệt là sự đóng góp của Cư sĩ Nguyễn Thanh Chương với bộ sưu tập gồm 46 tượng Đản sanh (Thế kỉ XVIII – XX).
Pháp phục Cao tăng thời Nguyễn
Bộ sưu tập tượng Đản sanh (Thế kỉ XVIII – XX) của Cư sĩ Nguyễn Thanh Chương
Nhà Nghiên cứu Trần Đình Sơn – Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết các Di sản Văn hóa Phật giáo được trưng bày tại triển lãm sẽ là tiếng nói chân thật về sự phát triển, phục hưng của nền văn hóa Việt Nam các thời kì Lý – Trần – Lê – Nguyễn và giai đoạn Dân tộc Việt Nam phát triển vào vùng đất Phương Nam.
Lễ khai mạc triển lãm đã thu hút sự quan tâm, tham quan, chiêm ngưỡng hàng trăm khách tham quan là các nhà nghiên cứu, Phật tử gần xa. Phật tử Diệu Hoa khi tận mắt nhìn thấy những tôn tượng đã hoan hỉ chia sẻ: “Khi bước vào đây, tâm hồn cô thanh thản, thoải mái. Triển lãm có nhiều di sản quý, đẹp và may mắn khi cô có mặt tại đây để cùng chiêm ngưỡng và trao đổi về văn hóa Phật giáo.
Chư Tôn đức cùng phật tử chiêm ngưỡng di sản
Được biết, đây là lần đầu tiên Chùa Phật học Xá Lợi tổ chức triển lãm kéo dài suốt một tuần và sắp tới sẽ tổ chức thường xuyên vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch hàng năm.
Triển lãm Di sản văn hóa Mỹ thuật Phật giáo do Giáo hội Phật giáo Tp.HCM phối hợp với Ban Văn hóa – Ban nghi lễ, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam và chùa Phật học Xá Lợi tổ chức nhằm chào mừng Đại lễ Phật đản 2637 (Phật lịch 2557) và kỷ niệm 50 năm Bồ - tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Với mục đích đưa các di sản đến gần hơn với quần chúng, tạo điều kiện để nhiều người được tận mắt nhìn thấy tôn tượng chư Phật, chư Bồ - tát, các pháp bảo, pháp khí, các vật phẩm sử dụng trong việc thờ cúng…theo truyền thống tín ngưỡng Phật giáo của dân tộc Việt trải qua các thời kỳ lịch sử: Lý – Trần – Lê – Nguyễn (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX). Triển lãm Di sản Văn hóa Mỹ thuật Phật giáo sẽ kéo dài đến ngày 24/5/2013 (nhằm ngày 15/4 âm lịch).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.