Di sản xanh
Đường mòn chạy qua 6 quốc gia Nam Mỹ trở thành Di sản Thế giới
(09:44:26 AM 23/06/2014)
Việc được công nhận sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch đối với đường mòn Inca - một hệ thống đường xá được đánh giá là vô cùng kỳ công, thể hiện sự phát triển của Đế quốc Inca, có thể đem so sánh với hệ thống đường xá rất phát triển của Đế chế La Mã.
Trong kỳ họp tại Doha (Qatar) lần này, có khoảng 40 kỳ quan thiên nhiên - văn hóa được đệ trình lên UNESCO xét duyệt danh hiệu Di sản Thế giới. Trong đó, đường mòn Inca được coi là ứng viên tiềm năng bậc nhất.
Đường mòn Inca trải dài hơn 30.000 km, được xây dựng bởi người dân của Đế quốc Inca trong suốt hàng thế kỷ. Hệ thống đường này từ thế kỷ 15 đã giúp kết nối người dân Nam Mỹ trên cả một vùng rộng lớn mà ngày nay là 6 quốc gia - Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru.
6 quốc gia này đã cùng lập hồ sơ đệ trình lên UNESCO. Đường mòn Inca được công nhận là Di sản Thế giới sẽ giúp đẩy mạnh phát triển du lịch ở cả 6 quốc gia này. Họ đã cam kết sẽ cùng nhau thực hiện công tác bảo tồn, khôi phục hệ thống đường mòn nổi tiếng kỳ công, đi qua những thắng cảnh kỳ vĩ nhất của Nam Mỹ.
Việc được công nhận là địa danh Di sản Thế giới có vai trò quan trọng về kinh tế đối với quốc gia sở hữu địa danh đó, bởi gần như chắc chắn họ sẽ nhận được sự hỗ trợ về kinh tế đối với việc bảo tồn di tích. Du lịch cũng sẽ nhận được cú hích lớn bởi du khách thường rất quan tâm tới những địa danh được công nhận là Di sản Thế giới.
Đường mòn Inca ở thời kỳ thịnh vượng nhất hồi thế kỷ 15, khi đó, nó đã giúp kết nối kinh thành Cusco của Đế quốc Inca (ngày nay thuộc lãnh thổ Peru) với những vùng xa xôi, rộng lớn khác của Nam Mỹ.
Dựa trên quy mô và chất lượng của đường mòn Inca, người ta có thể khẳng định những thành tựu rực rỡ của Đế quốc Inca cùng tài năng, trí tuệ của những con người thời đó khi họ đã làm nên một con đường chạy dài hơn 30.000 km, đi qua rất nhiều địa hình đa dạng, từ dãy núi Andes ra tới bờ biển, chạy qua rừng mưa nhiệt đới, thung lũng, đồng bằng, sa mạc…
Cho tới nay, những gì còn lại của Đế quốc Inca không nhiều, trong đó, đường mòn Inca được coi là minh chứng độc đáo và thuyết phục nhất về sự phát triển của một nền văn minh đã từng một thời thịnh vượng ở Nam Mỹ.
Hệ thống đường này đã kết nối người dân ở khắp các vùng miền xa xôi, hẻo lánh nhất, giúp họ thông thương buôn bán, đi lại, giao dịch, thông tin và bảo vệ lãnh thổ suốt một thời kỳ dài.
Tuy vậy, chính hệ thống đường này về sau đã bị những người Tây Ban Nha tận dụng trong quá trình đi xâm lược các quốc gia Trung và Nam Mỹ hồi năm 1526.
Đường mòn Inca cho đến nay vẫn được coi là minh chứng cho một cuộc cách mạng văn hóa đã từng diễn ra ở Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước, là biểu tượng sức mạnh của Đế chế Inca một thời.
Hiện nay, đường mòn Inca không còn giữ được tính liên tục như trước đây bởi ở nhiều nơi, người dân đã canh tác, trồng cây lương thực lên cả con đường. Khi được công nhận, chính phủ 6 nước Nam Mỹ sẽ cùng hợp lực để khôi phục đường mòn, đảm bảo tính liên tục của nó.
Bên cạnh đường mòn Inca, thành lũy Arbil của Iraq cũng được công nhận là Di sản Thế giới tại kỳ họp lần này. Đây được coi là tín hiệu lạc quan cho người dân Iraq giữa bối cảnh quốc gia này đang phải gánh chịu nhiều bất ổn, xung đột.
Thành lũy Arbil nằm ở trung tâm của thành phố Erbil (Iraq), đây là một trong những khu vực có người định cư liên tục và lâu đời nhất trên thế giới. Con người đã tới đây sinh sống từ ít nhất 6.000 năm trước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
- Cây Đa di sản ở Thèn Sin thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-01
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 051
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 052
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 053
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.