Di sản xanh
Đi tìm long mạch núi song toàn
(14:59:09 PM 31/07/2012)
|
Toàn cảnh đền thờ Lưu Nhân Chú và ngọn núi Võ phía sau. |
Long mạch ở mộ kết
Lịch sử đã ghi nhận Lưu Nhân Chú quê ở xã Thuận Thượng, tức xã Văn Yên và Ký Phú (Đại Từ, Thái Nguyên ngày nay). Vùng đất lạ dưới chân Tam Đảo này từng một thời được mệnh danh là vùng đất thiêng, căn cốt long mạch của dãy Tam Đảo, kéo dài về tận núi Tản Viên vùng Ba Vì (Hà Nội).
Theo lời kể của ông Lưu Sỹ Phiến, hậu duệ đời thứ 19 của anh hùng Lưu Nhân Chú, thân sinh của tướng Lưu Nhân Chú là một người đầy bí ẩn ở địa phương, cụ có 2 con chó săn nên thường cho chúng vào rừng săn bắt cùng. Trong một lần vào rừng, ông cụ ngủ cạnh hai tảng đá lớn ở khu Miễu, chỉ một lúc sau mối đùn lên cao trùm khắp cơ thể.
Người nhà chia nhau đi tìm khắp nơi và phát hiện ngôi mộ kết. Mọi người và các thầy địa lý đều cho rằng, đó là điềm lạ và khu vực đó là long mạch của dòng họ Lưu. Sau sự kiện đó, chỉ một thời gian sau, dòng họ Lưu xuất hiện người anh hùng Lưu Nhân Chú nổi danh khắp nước Nam.
Người Tàu thấy vậy liền cho người sang khu Miễu tìm ngôi mộ kết ấy để phá long mạch. Chúng đào một rãnh sâu giữa hai tảng đá và chôn than xuống dưới. Ngay sau đó, chính những kẻ phá hoại long mạch cũng hộc máu mồm chết ngay tức khắc, máu nhuộm đỏ cả một đoạn suối cạnh khu Miễu.
Sau này, hậu duệ dòng họ Lưu đã nhiều lần tìm đến khu Miễu với ý định hàn lại long mạch nhưng đào sâu bao nhiêu cũng không hết lớp than trấn yểm của người Tàu. Hiện tại, khu vực Miễu vẫn còn hai tảng đá hình ngai vàng và những rãnh sâu của lớp than trấn yểm năm xưa.
|
Ông Lưu Sỹ Phiến trước ban thờ tướng Lưu Nhân Chú. |
Lưu Nhân Chú bị ám sát vì long mạch?
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1416, Lưu Nhân Chú nghe danh tiếng của Lê Lợi đã tụ họp tại thánh địa Lam Sơn, Thanh Hoá và dự Hội thề Lũng Nhai ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa thề quyết cùng nhau đánh đuổi giặc Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi nước Nam.
Năm 1427, Lưu Nhân Chú và Lê Sát đã vô cùng mưu trí, dũng cảm chém được đầu của Liễu Thăng tại ải Chi Lăng nổi tiếng trong lịch sử. Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc, Lê Lợi lên ngôi vua đã phong Lưu Nhân Chú chức Á thượng hầu để trông nom quản lý việc quân sự.
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi khi mới 11 tuổi, Tư đồ Lê Sát ghen ghét nên ủ mưu sai người giết hại Lưu Nhân Chú. Đến khi vua Lê Thái Tông khôn lớn, tự mình cầm quyền, biết được nỗi oan của Lưu Nhân Chú bèn trị tội Lê Sát. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng Lưu Nhân Chú là Thái phó Vinh quốc công (Thái phó là một trong ba phụ chính đại thần tối cao của quốc gia).
Theo ông Lưu Sỹ Phiến, thời kỳ long mạch ở mộ kết khu Miễu bị phá không lâu thì tướng Lưu Nhân Chú bị ám hại. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Lưu Nhân Chú, người dân hai xã Văn Yên, Ký Phú đã xây đền thờ ông dưới chân hai ngọn núi Văn, núi Võ và đều tổ chức lễ hội vào mùng 4 Tết âm lịch hằng năm.
|
Các cửa hang núi Võ đã bị lấp kín. |
Bí ẩn núi song toàn
Ông Lưu Sỹ Phiến cho hay, trước đây do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới núi Võ, ngay cả người dân xã Văn Yên chưa ai đi được tận cùng hệ thống hang động bên trong. Chính vì thế, hang động lưu giữ được hiện vật và nhiều dấu tích của tướng Lưu Nhân Chú. Những bí ẩn ấy càng trở nên thần bí khi tôn tạo lại đền thờ, một phần núi Võ đã sập xuống lấp đi cửa hang.
Đối diện với núi Võ là đồi Quần Ngựa với nhiều chứng tích là những hầm hào luyện tập, đánh trận của tướng Lưu Nhân Chú khi xưa, nhờ có rừng thông che chở nên ngọn núi được giữ lại nguyên vẹn. Bên cạnh đồi Quần Ngựa là hồ Tắm Ngựa, tương truyền khi xưa mỗi khi tập trận xong nghĩa quân của Lưu Nhân Chú thường cho ngựa xuống uống nước và tắm mát ở hồ nước này nên người dân đặt tên là hồ Tắm Ngựa. Không chỉ núi Võ, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động kỳ ảo hơn rất nhiều.
Ngọn núi Văn hiện tại nằm ngay cạnh trụ sở UBND xã Ký Phú. Ngọn núi như một chiếc bút giữa vùng chảo của dãy Tam Đảo. Ông Lỗ Văn Đường, Phó Chủ tịch xã Ký Phú cho hay, giữa núi Văn có một hang động, người dân gọi là hang dơi, nhưng rất ít người dám lên đó. Mùng 4 Tết Nguyên Đán hằng năm diễn ra Lễ hội núi Văn, núi Võ để tưởng nhớ anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú thì mới có người vào hang tham quan.
Tuy nhiên, mọi người cũng chỉ đến vòng ngoài cửa chứ không dám đi sâu vào trong. Một số cụ cao niên cho biết, bên trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp. Trước đây có đàn khỉ sinh sống bên trong nhưng rồi chúng đã bỏ đi khi cây cối thưa dần.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND xã Ký Phú cho hay, hiện đang có kế hoạch di chuyển trụ sở sang địa điểm mới để trả lại đất cho khu di tích. Đó cũng là cách để bảo vệ di tích và tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc. Năm 1981, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) đã công nhận Khu di tích núi Văn, núi Võ và đền thờ Lưu Nhân Chú là Di tích cấp Quốc gia.
|
Đồi Quần Ngựa - nơi luyện quân năm xưa. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
- Cây Đa di sản ở Thèn Sin thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-02
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 051
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 052
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 053
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.