Di sản xanh
Đảo Lý Sơn nằm trong vùng được bảo tồn của công viên địa chất toàn cầu
(13:58:31 PM 04/04/2016)Đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao
Đoàn chuyên gia, nhà khoa học gồm 5 chuyên gia nước ngoài, cũng là thành viên của Hội đồng di sản thế giới thuộc UNESCO, cùng với 13 chuyên gia trong nước về văn hóa, địa chất đã có cuộc khảo sát 3 ngày đêm tại đảo Lý Sơn và Bình Châu (Quảng Ngãi) từ 31/3 đến 3/4. Sau khảo sát cụ thể, các chuyên gia đều cho rằng, vùng địa chất tại các địa phương này rất có giá trị, cần phải chăm sóc đặc biệt. Vì vậy, Lý Sơn, Bình Châu và các cùng phụ cận có khả năng trở thành công viên địa chất toàn cầu.
Tuy vậy, điều kiện địa chất chỉ là điều kiện cần, bên cạnh đó còn phải xét đến nhiều điều kiện khác như công tác bảo tồn, giáo dục cộng đồng, phát triển du lịch như thế nào… để các vùng này được công nhận là công viên địa chất toàn cầu.
Ngoài khu vực đảo Lý Sơn, Bình Châu, vùng đất liền của Quảng Ngãi cũng được các chuyên gia đánh giá là vùng địa chất có sự đa dạng, phong phú hiếm có. Các vùng này nên được xem là vùng phụ cận của công viên địa chất toàn cầu khi đã hoàn thành. Theo các chuyên gia, Quảng Ngãi đang chỉ ở bước khởi đầu trong tiến trình hình thành nên công viên địa chất toàn cầu, nhưng đã có sức ảnh hưởng khá lớn đến việc phát triển du lịch tại địa phương. Ngay từ bây giờ, địa phương cần quản lý môi trường sinh thái một cách hiệu quả, để làm bước khởi đầu để được công nhận là công viên địa chất toàn cầu thực sự trong tương lai.
Do đó, tỉnh Quảng Ngãi cần xác định khuôn viên, diện tích để lập hồ sơ công viên địa chất toàn cầu trình Ủy ban di sản Quốc gia, sau đó là tổ chức UNESCO. Đồng thời, phải có bộ máy vận hành chuyên trách tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết trong việc lập hồ sơ công viên địa chất toàn cầu.
Tại đây, các chuyên gia đã tham gia góp ý để sớm hình thành được Công viên địa chất tại Lý Sơn, Bình Châu. Giáo sư Tiến sĩ Ibrahim Komoo- Phó Chủ tịch Hiệp hội mạng lưới công viên địa chất toàn cầu cho biết: "Chúng tôi đã tham quan 7 điểm địa chất ở đảo Lý Sơn và bãi biển Bình Châu, có nhiều điểm rất giá trị, nhưng cần phải chăm sóc đặc biệt và phát triển hơn nữa. Những điểm này rất có tiềm năng phát triển du lịch và có thể phát triển du lịch ngay từ hôm nay".
Theo Tiến sĩ Mahico Watanabe- thành viên Hội đồng tư vấn hệ thống công viên địa chất toàn cầu Châu Á Thái Bình Dương: Trước khi trình hồ sơ lên Hội đồng di sản thế giới của UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu, cần phải có sự xét duyệt và thừa nhận của Ủy di sản Quốc gia. Dựa trên con dấu của Ủy ban di sản Quốc gia, Hội đồng di sản thế giới sẽ làm việc, đánh giá và kết luận.
Còn Tiến sĩ Nancy Rhoenar Aguda-Đại học Tổng hợp Philippines nêu ý kiên: Nhà nước, tư nhân hay cộng đồng, nhân tố nào quyết định hình thành nên công viên địa chất toàn cầu? Đó chính là người dân địa phương. Vì vậy cần phải kêu gọi sự tham gia của người dân địa phương trong bảo tồn và phát triển công viên địa chất. Thay đổi nhận thức của một người dân rất khó khăn và nhiều thách thức để phát triển du lịch địa chất. Do đó, chính quyền cần phải hết sức kiên nhẫn, tích cực triển khai các hoạt động giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức. Làm được điều này, có nghĩa là đã thành công bước đầu.
Sau khi nghe các chuyên gia, nhà khoa học góp ý, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học đã giúp cho tỉnh Quảng Ngãi có thêm thông tin, tư liệu về sự hình thành địa chất ở một số địa phương với sự đa dạng và phong phú hiếm có. Qua đó, tỉnh có thêm sự quyết tâm và củng cố niềm tin về sự hình thành công viên địa chất toàn cầu tại Quảng Ngãi.
Tuy chưa xác định được khuôn viên cụ thể của công viên địa chất toàn cầu, nhưng Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích khẳng định, sẽ đặt Lý Sơn nằm trong vùng được bảo tồn của công viên địa chất toàn cầu và một số vùng khác để lập hồ sơ trình UNESCO. Quảng Ngãi sẽ nhanh chóng thực hiện việc tuyên truyền cho nhân dân địa phương nằm trong vùng công viên địa chất, để nâng cao nhận thức của họ trong việc bảo tồn môi trường sinh thái.
Sau buổi làm việc này, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ trình hồ sơ lên UBND tỉnh xem xét, phê duyệt công nhận công viên địa chất cấp tỉnh. Tiếp theo đó, tỉnh Quảng Ngãi đề ra tiến độ cụ thể để được công nhận là công nhân địa chất cấp quốc gia và toàn cầu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.