Di sản xanh
Cuốn sách trả 1 tỷ không bán của anh nông dân Hà Nội
(10:54:46 AM 15/12/2015)
Cuốn sách cổ này được hỏi mua cả tỷ đồng.
Sách cũ có giá cả tỷ đồng
Thời gian gần đây, thông tin về 1 cuốn sách thuốc cổ được hỏi mua với giá gần 1 tỷ đồng được nhiều người dân quanh vùng Sóc Sơn (Hà Nội) bàn tán. Đặc biệt, việc cuốn sách quý thuộc sở hữu của người nông dân càng khiến người ta tò mò.
Theo những thông tin bàn tán, cuốn sách bạc tỷ này là cuốn sách thuốc cổ lâu đời có lưu lại những lý thuyết của vị danh y Tuệ Tĩnh và được giới thầy thuốc đông y coi như kho báu tìm mua với giá rất cao lên đến cả tỷ đồng.
Lần theo những thông tin bàn tán, chúng tôi tìm đến nhà anh Ngô Văn Dẫn (38 tuổi), trú tại thôn Thế Trạch xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), người nông dân được cho là đang sở hữu cuốn sách giá bạc tỷ trên.
Tìm đến thôn, hỏi nhà anh Dẫn, người dân địa phương đã bàn tán và hỏi chúng tôi có phải lại đến vì cuốn sách (?)
Men theo đường làng, chúng tôi may mắn gặp lúc anh Dẫn đang ở nhà. Sau hồi thuyết phục, anh Dẫn đồng ý tiếp chuyện chúng tôi trong tâm trạng bán tín bán nghi.
Ban đầu, anh nói đó chỉ là lời đồn, thế nhưng sau đó với bản tính nông dân thật thà anh thừa nhận chuyện về cuốn sách là có thật và giá trị hiện tại được khách trả lên tới 800 triệu đồng.
Anh Dẫn cho biết, cuốn sách được nhắc tới có tên “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” được cho là chân truyền những lý thuyết mà vị danh y Tuệ Tĩnh để lại.
Theo lời kể của người đang sở hữu cuốn sách hiện giá trị được người đến hỏi mua lên tới 800 triệu đồng nhưng anh chưa bán.
Anh nông dân này cho biết, trước đó, bản thân anh cũng không biết rằng đây là một khối tài sản khổng lồ. Mãi thời gian gần đây, khi các thầy thuốc đông y từ nam chí bắc tìm đến và trả giá thì cuốn sách trên mới được anh cất gói một cách kỹ càng, cẩn thận.
Là món quà cưới 20 năm trước
Cuốn sách cổ là quà cưới của người anh em đồng hao tặng.
Về xuất xứ cuốn sách, anh D. cho biết, gần 20 năm trước, khi anh quyết định xây dựng gia đình thì được người anh em đồng hao tặng quyển sách làm quà cưới.
“Hồi đó tôi cũng không hiểu sao, bởi nhà anh rể đồng hao với tôi nổi tiếng là giàu có trong vùng nhưng không mừng cưới chúng tôi tiền, gạo mà lại mừng bằng cuốn sách cũ” – anh D. nói.
“Thấy được tặng cưới bằng cuốn sách cũ, trong lúc đói kém cơm không có ăn nên nhiều khi cũng thấy giận” – anh nông dân chia sẻ thật.
“Khi tặng sách, người anh rể đồng hao cũng nói với tôi đó là sách thuốc và căn dặn: “Hãy học thành nghề để đi cứu giúp người, đồng thời nuôi sống chính gia đình”, anh Dẫn kể lại.
Tuy nhiên, ban đầu, anh nông dân đã đem cất quyển sách vào một ngăn tủ hoặc nhiều lúc đem ra đọc không hiểu gì nên tiện tay để ngay ngoài phòng khách. “Nhiều lúc nhớ lời căn dặn của anh rể, tôi cũng nghĩ nếu không phải sách quý thì sao anh ấy tặng làm quà cưới được nên đôi lần cố đọc. Hiện nay cũng có thể chữa được vài bệnh nhẹ cơ bản.”
Không hào hứng với sách vở nên cuộc sống của anh Dẫn chỉ xoay quanh con trâu cái cày, cho đến 1 ngày cuộc sống của vợ chồng anh bỗng bị xáo trộn bởi những vị khách lạ không mời mà tới.
Theo lời anh kể, có đến hơn chục vị tự xưng là thầy thuốc đông y từ Nam chí Bắc tìm đến nhà anh để được anh cho xem và sẵn sàng mua lại cuốn sách vói giá trị ngang ngửa cả gia tài.
Anh nông dân kể: “Tôi không biết tại sao họ lại biết tôi có quyển sách thuốc cũ ấy, nhưng có thể do biết người anh đồng hao của tôi sở hữu nó rồi tặng lại cho tôi. Có người lặn lội từ tận miền Nam ra nhà tôi.
Đó là thầy Tài, ông tự xưng là thầy thuốc đông y. Sau khi xem sơ qua quyển sách, ông hỏi tôi có muốn bán lại không và ông trả giá tới 800 triệu đồng. Đó là một số tiền khổng lồ, mà tôi có nằm mơ cũng không nghĩ đến. Nhưng suy đi tính lại, tôi đoán đây là một quyển sách cổ nên mới được giá như vậy nên tôi quyết định không bán”.
Trước khi quyển sách thuốc ấy được định giá cả gần tỷ đồng thì cũng có rất nhiều người tìm đến nhà anh và hỏi mua nó.
Nhưng anh Dẫn vẫn không bán cho bất kỳ ai. Theo anh, quyển sách thuốc ấy có rất nhiều bài thuốc quý hiếm mà gần đây anh mới bắt đầu xem kỹ hơn.
“Quyển sách ấy ghi lại tỷ mỉ về cách chữa rất nhiều loại bệnh, có những bệnh nan y, mà chỉ toàn dùng những thứ có sẵn trong tự nhiên như cây cỏ, giun đất, cứt dê… Cuối trang của cuốn sách là lời tựa Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” - người sở hữu cuốn sách nói.
Cũng theo anh này việc anh không bán cuốn sách khi có người trả giá trị cao khiến vợ con anh phật lòng nhưng rồi họ cũng hiểu và ủng hộ anh.
Cuốn sách, 1 tỷ, nông dân, Hà Nội, sách quý, làm thuốc, Cuốn-sách, 1-tỷ, nông-dân, Hà-Nội, sách-quý, làm-thuốc,
Để xác nhận sự việc, PV tìm đến anh Đào Văn Chiên - Phó trưởng thôn Thế Trạch, qua trao đổi anh cho biết: “Việc nhiều người tìm đến nhà anh Dẫn là có nhưng thông tin về cuốn sách giá bạc tỷ thì chưa được nghe hay do anh giấu không muốn tiết lộ.
Tuy nhiên, Khi được anh Dẫn cho xem thì vị Phó thôn cũng công nhận trong sách có rất nhiều bài thuốc dân gian, ghi lại tỉ mỉ về cách chữa nhiều loại bệnh. Gần cuối trang của quyển sách có lời Tựa Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư”.
Chứng thực thêm về quyển sách trên, Thầy Diệu Quang (trụ trì chùa Quan Thế Âm, thôn Thế Trạch) nói: "Anh Dẫn có cho chùa mấy bài thuốc để chữa các bệnh như đau đầu, đau lưng. Thấy anh bảo lấy từ trong một quyển sách quý của danh y Tuệ Tĩnh.
Vì tôi đã có ít nhiều kinh nghiệm về thuốc đông y và đang theo học lớp đông y để lấy bằng cấp nên tôi thấy rằng, các bài thuốc anh Dẫn cho nhà chùa có thể sử dụng được. Và thầy đã áp dụng nó cho một số người bị đau đầu, thấy rất hiệu quả”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
- Cây Đa di sản ở Thèn Sin thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-02
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 034-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 034-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 035
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 036
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 037-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 037-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 037-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 038
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 039-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 039-02
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.