Thứ bảy, 23/11/2024, 13:54:01 PM (GMT+7)

Cuộc sống trên hòn đảo thoắt ẩn thoắt hiện ở Thái Bình Dương Tin ảnh

(22:20:10 PM 01/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Mọi hoạt động đời thường của người dân vùng ven quần đảo Solomon khi chìm khi nổi đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mực nước biển ngày càng dâng cao.

Vẻ đẹp hoang sơ của quần đảo Solomon giữa Thái Bình Dương Quần đảo Solomon bao gồm gần 1.000 hòn đảo nằm rải rác ở vùng tây nam Thái Bình Dương. Vị trí xa và cách biệt khiến các hòn đảo vẫn giữ được nét nguyên vẹn, hoang sơ mộc mạc cùng hệ thực vật đa dạng.


[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Hòn đảo Naghotano thuộc quần đảo Solomon ở nam Thái Bình Dương có diện tích trên dưới 1 km2, là nơi sinh sống của khoảng 600 cư dân. Dân số ngày một đông trong khi mực nước biển dâng và ăn sâu vào phần đất nổi của Naghotano cũng như nhiều đảo khác trong khu vực khiến vùng đất ven bờ ngày càng bất ổn định. 
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Khu nghĩa trang của làng vốn nằm sâu trong phần đất nổi, nhưng nước biển dâng đã khiến nhiều ngôi mộ bị cuốn đi. Dân làng đã xây những bức tường lớn để ngăn nước biển vào sâu hơn nữa. Ông James (người trong ảnh) chia sẻ: "Những người nằm xuống cũng cần được yên nghỉ". Ông cũng trồng thêm đước ở đây với hy vọng bộ rễ dày đặc của chúng sẽ làm chậm quá trình xói mòn do nước biển.
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Nước biển cuốn trôi đi lớp đất mặt và làm đất nhiễm mặn, khiến người dân trên đảo không thể tiếp tục trồng trọt. Hầu hết cây lương thực chủ lực đều đã bị xóa sổ bởi bão, gió và xâm nhập mặn. 
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Nhiệt độ nước biển tăng cao cũng làm chết nhiều rạn san hô, khiến môi trường tại đây không còn lý tưởng cho các loài cá. Tình trạng này đe dọa nghiêm trọng tới đời sống của cư dân trên đảo bởi cá là nguồn thức ăn chính của họ. Cư dân trên đảo được phép đánh bắt rùa biển dù hoạt động này bị cấm ở nhiều nơi.
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Thuyền độc mộc vẫn là phương tiện chính của người dân trên đảo từ nhiều đời nay. Trên những chiếc thuyền này, người dân vào bờ để trồng trọt lấy lương thực và đi đánh cá. 
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Cư dân ở đây vẫn dùng dao, rựa để phát quang bụi rậm, tìm nguồn nước. Do không có nước sạch trên đảo nên hàng ngày họ vẫn bơi thuyền vào đất liền để kiếm nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt. 
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Dù còn rất nhỏ, trẻ em gái trên đảo đã sớm biết đỡ đần việc nhà cho bố mẹ. Các cậu bé trai thì đi biển đánh cá. Ở trong những lớp học đơn sơ, thầy cô giáo dạy cho các em kiến thức về biến đổi khí hậu, những điều sẽ đóng vai trò quyết định trong cuộc sống của các em sau này.
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Do nguồn thức ăn và nước uống hiếm hoi nên người dân trên đảo Naghotano vẫn hàng ngày đi thuyền vào đất liền để làm việc trên các nông trại. Trẻ em vì thế cũng không đến trường mà thường đi cùng bố mẹ tới nơi làm việc. Bé gái này đã ngủ quên trên đường từ đất liền trở về sau một ngày làm việc. 
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Những bé trai trên đảo hầu như đều biết lặn và có thể bắt cá chỉ bằng những thanh nhọn đơn sơ. Biển xâm thực, xói mòn nghiêm trọng khiến hệ sinh thái ven bờ gồm cá và các sinh vật biển dần biến mất, người dân trên đảo cũng phải vươn ra ngoài khơi xa mới có thể đánh được cá. 
[-]Cuộc[-]sống[-]trên[-]hòn[-]đảo[-]thoắt[-]ẩn[-]thoắt[-]hiện[-]ở[-]Thái[-]Bình[-]Dương
Cá đánh bắt được người dân đem bán ở Honiara, thủ đô của quốc đảo Solomon. Tiền thu được chủ yếu dùng để trang trải chi phí mua lương thực, thực phẩm như mì, bánh quy. 
 
Theo Zing - Ảnh: The Guardian
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cuộc sống trên hòn đảo thoắt ẩn thoắt hiện ở Thái Bình Dương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI