Thứ tư, 30/10/2024, 14:24:27 PM (GMT+7)

Cây Di sản ở miền Trung và Tây Nguyên được bảo vệ và chăm sóc chu đáo hơn

(19:20:22 PM 24/06/2019)
(Tin Môi Trường) - Sau một thời gian điều chỉnh về việc chăm sóc, khai thác chưa đúng cách của cộng đồng ở địa phương, tới nay hầu hết cây cổ thụ được vinh danh Cây Di sản Việt Nam ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên được bảo vệ, chăm sóc chu đáo hơn; đồng thời trồng thay thế một cây đã chết.

Cây[-]Di[-]sản[-]ở[-]miền[-]Trung[-]và[-]Tây[-]Nguyên[-]được[-]bảo[-]vệ[-]và[-]chăm[-]sóc[-]chu[-]đáo[-]hơn

 
Điển hình là Dự án cứu cây Thị gần 550 năm ở làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền – Thừa Thiên – Huế). Cây này được Viện Bảo tồn di tích (Bộ VH-TT-DL) đầu tư chăm sóc bảo vệ, theo hướng dẫn của các chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam vào giữa năm 2018, với các hoạt động cụ thể là:
 
- Loại bỏ những tác động xấu trực tiếp tới cây như những cây thắt nghẹt, lớp địa y, dương xỉ trên thân và cành cây; làm đai chống bảo vệ các cành có nguy cơ gãy đổ và tỉa cành tạo tán.
 
- Cải thiện môi trường chung quanh: bằng cách vệ sinh và loại bỏ các vật thải quanh gốc cây, di dời cột điện và trục hạ các cây lâm nghiệp quanh gốc, có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới Cây Di sản.
 
- Huy động sức mạnh cộng đồng cùng bảo vệ: bằng cách hạn chế đốt hương nến, vàng mã dưới gốc; thiết lập các biện pháp quản lý, xây dựng quỹ chăm sóc, bảo tồn cây và tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ Cây Di sản.
 
Tại Đà Nẵng: Trước những thông tin báo chí phản ánh về việc Cây Đa Di sản trên bán đảo Sơn Trà bị xâm hại, các cơ quan chức năng địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, cùng bảo vệ. Tới nay, hầu hết những vết khắc “tỏ tình” hoặc “lưu danh” trên thân cây đã liền sẹo. Nhiều dây leo cạnh tranh ánh sáng với cây Đa Di sản cũng đã được cắt bỏ. Hiện nay, môt số loài chim, linh trưởng đã về lưu trú trên cành Đa.
 
Anh Phạm Văn Nhớ, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà – người bán hàng dưới bóng cây cho biết: Sau khi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 du khách (kể cả người nước ngoài) tới chiêm ngưỡng. Những ngày cuối tuần hoặc ngày Lễ thì có khoảng 200 đến 300 người. Vì thế, chúng em mới mở quán ven đường dưới tán cây và cũng nhờ đó nhiều lái xe Taxi được tăng thêm thu nhập.
 
Theo ông Trần Giỏi,Thư ký Hội BVTN&MT tỉnh Khánh Hòa: ngoài cây  Dầu đôi ở gần Ngã ba Thành, cạnh miếu Trịnh Phong (Diên An, Diên Khánh) được chính quyền và nhân dân chăm sóc đặc biệt, những Cây Di sản Việt Nam khác tại Am Chúa (xã Diên Điền), tại Miễu Bà (ấp Bạch Qua, xã Diên Phú); tại đình Trung Dõng (xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh) và di tích Tháp Bà, phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang đều được quan tâm bảo vệ tốt hơn. Bởi cộng đồng đã nhận thức tốt hơn về bảo tồn đa dạng sinh học, về lịch sử, văn hóa, tâm linh, môi trường của các cây đại thụ sống lâu năm tại địa phương.
 
Tại Tây Nguyên: hầu hết những cây cổ thụ được gắn biển Cây Di sản Việt Nam ở địa phương, cũng như những cây do Hội Đắc Lắc gắn biển “Cây Bảo vệ đầu nguồn bến nước” đều được bà con các dân tộc bảo vệ tốt.
 
Theo ông Y Khuôn Êban, Quyền Chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Đắc Lắc: do bà con tận mắt nhìn thấy những Cây Di sản, những cây cổ thụ đầu nguồn bến nước, đem lại lợi ích hàng ngày cho họ, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp địa phương.
 
Đặc biệt, một trong hai cây Long não cổ thụ được gắn biển Cây Di sản Việt Nam vào năm 2014, trong khuôn viên Biệt điện Bảo Đại bị chết do xe qua lại quá nhiều quanh gốc đã được trồng lại và được chăm sóc tốt hơn. Mặc dù trước đó các cơ quan chức năng của thành phố.Buôn Ma Thuột đã phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tìm mọi cách cứu chữa nhưng không thành (kể cả việc cắt bỏ một số cành bị sâu bệnh).
(PV VACNE)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cây Di sản ở miền Trung và Tây Nguyên được bảo vệ và chăm sóc chu đáo hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI