Chủ nhật, 19/01/2025, 15:11:53 PM (GMT+7)

Bức thư "thiêng" ở Thành cổ Quảng Trị

(10:01:57 AM 27/07/2012)
(Tin Môi Trường) - “Ngày thống nhất, em hãy vào Nam tìm anh. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh... Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng”.Không ai có thể ngờ rằng, bức thư định mệnh đó là manh mối để đồng đội tìm thấy mộ người chiến sĩ, tác giả của bức thư sau ngày giải phóng...


Sau mấy chục năm, dưới sâu trong lòng đất người dân vẫn thường tìm được những bức thư thiêng của những người lính chưa kịp gửi về gia đình trước ngày bước vào trận đánh cuối cùng.

 

Đến với Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị trong những ngày tháng 7 cả nước đang tổ chức các hoạt động hướng về kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2012), mọi người sẽ được đọc những dòng thư của người chiến sĩ trẻ chưa kịp gửi về cho người thân vẫn còn vẹn nguyên. Những câu từ trong bức thư thật giản dị nhưng cũng cho chúng ta biết rằng, những người lính cầm súng vì họ khát khao được hạnh phúc, đất nước được hòa bình.

 

Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 bảo vệ Thành cổ Quảng Trị diễn ra vô cùng khốc liệt. Thành cổ lúc bấy giờ phải gánh lấy hàng chục vạn tấn bom đạn của kẻ thù đổ xuống, nhằm biến nó về thời kỳ đồ đá. Nhưng quân và dân ta đã chiến đấu ngoan cường giành lại từng tấc đất thiêng cho Thành cổ. Những ngày tháng 7/2012, Quảng Trị vinh dự được thay mặt cho nhân dân cả nước thắp sáng Thành cổ với vô vàn ánh nến hồng và trải đầy Thạch Hãn bởi ngàn vạn hoa đăng để tri ân công lao to lớn của các Anh hùng đã ngã xuống bảo vệ Thành cổ.

 

40 năm qua, Thành cổ mãi khắc ghi trong lòng dân tộc như một “Bảo tàng chiến tranh” vô cùng phong phú và sinh động, có giá trị về lịch sử, quân sự và nhân văn. Ngoài những chứng tích về những đoạn tường thành đổ nát còn sót lại, tại đây đang trưng bày hàng trăm di vật và nhiều ảnh tư liệu có giá trị lịch sử về cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ năm 1972.

Phút xúc động bên những bức thư thiêng tại Thành cổ, Quảng Trị.

 

Mỗi hiện vật, di vật gắn liền với một chiến công và sự hy sinh cao cả của hàng ngàn chiến sĩ. Trong đó, đặc biệt là lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, quê ở xóm Một, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, sinh viên năm thứ tư Khoa Xây dựng, khóa 13 của ĐH Bách khoa Hà Nội được tìm thấy ngày 28/10/2002.

 

Bức thư đã để lại cho người đọc biết bao cảm xúc. Lời lẽ trong thư thể hiện bao tâm tư tình cảm, hoài bão đành gác lại phía sau để quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. “Toàn thể gia đình kính thương... Con viết mấy dòng cuối cùng trước khi “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất”. Xin mẹ đừng buồn để sống đến ngày tin mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng ở bên mẹ, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau…”. Người lính trẻ Lê Văn Huỳnh viết bức thư cuối cùng vào ngày thứ 77 của chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, khi sự khốc liệt của đạn bom lên đến tột cùng. Bức thư anh không kịp gửi bởi anh cùng những đồng đội cuối cùng trong tiểu đội đã ngã xuống ở trong Thành cổ.

 

Bức thư viết vội trước trận đánh là tâm tư của anh dành cho người mẹ già yếu, cho người vợ mới cưới bảy ngày, cho anh trai, chị dâu, cho cha mẹ vợ, cho đứa cháu đích tôn, cho người bạn thân thuở nhỏ và cho bà con lối xóm. Đặc biệt, bức thư có đoạn: “Ngày thống nhất, em hãy vào Nam tìm anh. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh. Từ thị xã, qua cầu ngược trở lại hỏi thăm đường về thôn Nhan Biều I. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng”. Không ai có thể ngờ rằng, đó là manh mối để đồng đội tìm thấy anh sau ngày giải phóng. Hơn ba mươi năm, miền quê từng bị hủy diệt tàn khốc nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đổi thay, thanh bình và trù phú. Và đúng như bức thư, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi tìm thấy anh…

 

Có lẽ, đó chỉ là một trong số hàng vạn lá thư mà những người lính Thành cổ Quảng Trị chưa kịp gửi đi trước trận đánh cuối cùng.

 

40 năm trôi qua, những lá thư như thế tiếp tục được gửi về cho những người đang sống hôm nay và cho cả mai sau. Nhưng có một điều thật kỳ diệu là những dòng chữ viết dưới làn bom đó dù chưa kịp gửi đi thì người ở hậu phương năm xưa, những người đang sống hôm nay và các thế hệ mai sau đã, đang và sẽ còn cảm nhận được nhịp đập của trái tim các anh. Bom đạn có thể giết chết sinh mệnh con người, nhưng không thể tiêu diệt được ý chí những người chiến đấu vì một lý tưởng đã chọn. Hàng ngàn người đã ngã xuống, xương máu đã lẫn vào đất, vào sông, hóa thành cây cỏ, thành phù sa bờ bãi. Vì thế mỗi người hôm nay thấm hơn sự hy sinh cao cả của quân dân Quảng Trị cùng biết bao chiến sĩ trên mọi miền đất nước. Cuộc chiến đã qua đi mấy chục năm nhưng nỗi đau thương mất mát đó vẫn hằn sâu trong lòng của người ở lại. 

Theo Infornet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bức thư "thiêng" ở Thành cổ Quảng Trị

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI