Thứ bảy, 23/11/2024, 11:46:58 AM (GMT+7)

Bảo vệ rừng ven biển Cà Mau

(11:24:13 AM 26/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Cà Mau có bờ biển dài 254 km, dọc theo bãi bồi bao phủ một màu xanh của cây đước, cây mấm liên kết tạo nên đai rừng. Tuy vậy, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và tác động tiêu cực từ con người đã khiến rừng ven biển Cà Mau đứng trước nguy cơ bị "gặm nhấm".


Ảnh minh hoạ: IE 

*Mong manh đai rừng 
 
Rừng ven biển Cà Mau càng trở nên mong manh, khó trụ vững do liên tiếp xảy ra xói lở bờ biển. Theo Cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ năm 2007 đến nay, tỉnh Cà Mau đã bị mất gần 5.000 ha diện tích rừng ven biển, nguyên nhân chủ yếu do xói lở. 
 
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Tô Quốc Nam cho biết, diện tích rừng phòng hộ ven biển của tỉnh mất đi bình quân khoảng 300 - 400 ha/năm. Nếu tính từ năm 1989 đến nay, rừng ven biển ở Cà Mau bị mất lớn hơn diện tích một xã (khoảng 5.000 - 6.000 ha). 
 
Qua khảo sát cho thấy, bờ biển Đông sạt lở 30 - 40 m/năm, có nơi sạt lở đến 50m/năm; bờ biển Tây do đai rừng phòng hộ mỏng nên sạt lở có tính chất nguy hiểm hơn, đe dọa trực tiếp đến tuyến đê xung yếu. 
 
Chứng kiến nhiều rừng ngập mặn bị cơn sóng dữ "gặm nhấm", những người làm công tác quản lý và bảo vệ rừng ở Cà Mau không khỏi xót xa. Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến trăn trở: Đai rừng phòng hộ trên địa bàn đang bị thu hẹp, có khả năng biến mất theo thời gian do sạt lở bờ biển diễn ra với tần suất, cấp độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều diện tích rừng ven biển đã bị “xóa sổ”, không chỉ do tác động của thiên tai mà còn do tác động từ phía con người. 
 
Ông Tiến cho biết, số người từ các tỉnh khác di cư đến những xã ven biển thường xuyên biến động sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý về hành chính, an ninh trật tự, đặt biệt là toàn bộ diện tích rừng phòng hộ ven biển ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đứng trước nguy cơ bị xâm hại. 
 
Huyện Ngọc Hiển có địa hình đặc trưng bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt, dày đặc trông như bàn cờ. Khi thủy triều dâng cao, bãi cạn dưới chân rừng phòng hộ trở thành biển nước mênh mông, mở ra nhiều lối, hướng đi vào rừng. Do vậy, người dân đã lợi dụng đặc điểm này để len lỏi vào rừng quốc gia chặt cây gỗ hoặc khai thác nguồn lợi thủy sản hiện hữu dưới tán rừng ngập mặn. 
 
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, ở một số nơi người dân lén lút vào rừng khai thác gỗ đước dùng để xây nhà, làm nguyên liệu cung cấp cho các lò hầm than, vận chuyển lâm sản trái phép... 
 
* Bảo vệ "lá phổi xanh" 
 
Theo dự báo của các kịch bản biến đổi khí hậu, tỉnh Cà Mau sẽ chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, gây thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng, môi trường sống, tính mạng và tài sản của nhân dân; trong đó, phải kể đến một diện tích lớn rừng ven biển của tỉnh mất đi hàng năm. Do vậy, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp mang tính cấp bách, lâu dài để bảo vệ rừng ven biển trước nguy cơ biến đổi khí hậu. 
 
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau Lê Văn Hải nhấn mạnh đến giải pháp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu, thiên tai, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ vành đai rừng phòng hộ ven biển. Tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời giải quyết sinh kế, ổn định cuộc sống cho người dân ven biển thông qua việc triển khai một số mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào rừng...Cách làm thiết thực này là giải pháp góp phần giảm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm. 
 
Về giải pháp khôi phục, bảo vệ rừng ven biển, ứng phó với đổi khí hậu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Tô Quốc Nam cho rằng, lượng phù sa đổ về tỉnh hàng năm giảm nhiều nên bù đắp không kịp cho bồi lắng, trong khi rừng không còn mọc tự nhiên như trước mà phải triển khai trồng lại để từng bước khôi phục rừng ven biển. 
 
Trướt mắt, tỉnh đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo quy hoạch, xúc tiến đầu tư xây dựng công trình kè tạo bãi, trồng rừng ở một số vị trí sạt lở nghiêm trọng, không còn đai rừng phòng hộ làm lá chắn bảo vệ công trình đê biển Tây như: Đoạn Khánh Tiến, U Minh, đoạn Kinh Mới - Đá Bạc, đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa... 
 
Thời gian qua, tỉnh cũng đã xử lý, khắc phục sạt lở với chiều dài 23.667m, với tổng nguồn vốn đầu tư 652 tỷ đồng. Nhờ nỗ lực trong việc đầu tư xây dựng công trình kè ven biển nên bước đầu Cà Mau đã khôi phục hơn 300 ha rừng ven biển. Dự kiến đến năm 2020, tỉnh tranh thủ các nguồn vốn của dự án biến đổi khí hậu, Ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu để triển khai trồng khôi phục hơn 1.000 ha rừng ngập mặn. 
 
Tỉnh Cà Mau đang sở hữu diện tích phòng hộ trên 24.100 ha, tập trung ở các huyện ven biển như: Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi...
Kim Há -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ rừng ven biển Cà Mau

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI