Di sản xanh
Bảo vệ di sản: Tiền nhân đã cảnh tỉnh, nhưng không ai nghe
(10:47:53 AM 26/05/2014)Người mình có câu "ăn cơm mới nói chuyện cũ". Nhớ lại cách đây trên dưới hai thập kỷ, sau khi nàng Tô Thị Vọng Phu thiên tạo bị người đời đánh mìn phá đá núi nung vôi, "động mạch núi" giật đứt chân đế chênh vênh, lộn nhào từ đỉnh Tam Thanh xuống đám bụi bờ, đã khiến cho nhiều người cầm bút từ Nam chí Bắc bức xúc lên tiếng trên công luận. Họ tiếc nuối và muộn phiền. Họ trách dân sở tại thì ít, trách hệ thống cơ quan quản lý di tích văn hóa lịch sử thì nhiều.
“Chết đói chết khát” và “chết sặc chết no”
Chỉ một khối đá núi sau hàng vạn hàng vạn năm, tạc dáng hình người mẹ bồng con tuyệt vọng chờ chồng được người Việt "huyền thoại hóa" bằng câu chuyện cổ tích "vọng phu" và "trữ tình hóa "bằng bài ca dao quen thuộc: "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa- Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh- Ai lên xứ Lạng cùng anh – Bõ công bác mẹ sinh thành ra em. . . ".
"Nàng Tô Thị" sau khi được phục chế. Ảnh: Nam Trần/ An ninh thủ đô
Chỉ một khối đá núi vô tri mà được người Việt thổi hồn, trở nên đầy biểu cảm, tương ứng cộng hưởng với số phận dân tộc gần như truyền kiếp bị chiến tranh giặc dã, chia ly, đau khổ trong suốt trường kỳ lịch sử. Chỉ một khối đá không còn hình dạng nguyên thủy nữa là lòng người đã buồn lắm rồi, dư luận xã hội đã bất bình lắm rồi.
Nhớ lại mùa thu năm ấy đi Lạng Sơn, được ngắm nàng Tô Thị trong màn mưa thu giăng giăng mới thấy đất trời Việt non nước Việt có nhiều cảnh trí diệu ảo chừng nào, và nàng Tô Thị đứng đầu non trong số đó.
Mà không muốn nghĩ đến cái tượng xi măng được thế chỗ sau đó. Một lẽ giản đơn, nhân tạo không thể thay thế cho sự vi diệu của tạo hóa. Người Việt thổi hồn cho đá núi ngàn đời, thổi hơi ấm trái tim mẫn cảm nhân ái của họ vào đá núi vạn niên chứ không thể thổi vào… tượng xi măng đắp trong chốc lát đôi ba ngày!
Sau đó đến chuyện cây đa ngàn tuổi trên đất Cổ Loa cũng héo rũ. Tương truyền cây được trồng từ đời Ngô Quyền xưng vương và đóng đô trên đất thành Ốc huyền thoại năm 939 mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ cho nước Việt sau hàng ngàn năm Bắc thuộc
Đầu tiên cây đa "chết đói chết khát". Theo các cụ, người ta trùng tu đình Ngự Triều, bất cẩn đổ xung quanh gốc cây hàng đống ngói vỡ, hàng đống gỗ mục, đặc biệt là "mùn gỗ lim đắng lắm, độc lắm". Hàng năm trời, cây "bị chôn chân", không có lấy một giọt nước mưa ngấm xuống gốc. Hết "chết đói chết khát" lại tiếp đến thời "chết sặc, chết no".
Chả là trùng tu xong đình Ngự Triều, thấy cây đa héo ngọn khô cành, như người già khô héo nằm chờ quy tiên, người ta vội vã tháo dỡ đống ngói vỡ đống gỗ mục dầy hàng thước quanh gốc, "cấp cứu" cho cây bằng cách đào xung quanh gốc rồi đổ hàng tạ phân cứt chuột- các cụ lão nông gọi phân lân vón cục như thế, trộn với đất phù sa, rồi cho khoan giếng bắt vòi rồng... cao su phun nước tưới liên tục từ trên ngọn cao tưới xuống gốc. Một cụ cười buồn "Ấy thế là cây chết no chết sặc!"
Một cụ khác còn kể thêm một chuyện thật hi hữu: Người ta còn dùng loại bơm kim tiêm to bằng cổ tay hình như để tiêm trâu, bơm hàng chục lít nước mía (không biết có . . .thả đá không?) vào thân cây đa đang ngắc ngoải để "cải tử hoàn sinh"! Dùng nước mía cấp cứu cây, chuyện thật như đùa, chỉ có ở xứ mình thời hiện đại.
Không thấy cơ quan quản lý di tích, không thấy một cán bộ phụ trách trùng tu di tích nào giải thích, giải trình lấy một lời, dù chỉ là vuốt đuôi thôi. Kết cục "cây cao bóng cả" vào bậc nhất nước trùm phủ lên mái đình Ngự Triều, mà có cụ kể đi bộ về đến cầu Đuống cách thành Ốc bẩy tám cây số đã nhìn thấy tán cây xanh xa xa trồi lên một khung trời, tán lá ấy bao bọc am Mị Châu- vĩnh viễn đi vào cổ tích!
Bắt đầu từ đá núi Vọng Phu xứ Lạng, cây đa thành Ốc rồi không biết bao nhiêu "sự cố văn hóa" nữa như chùa Trăm Gian, làng cổ Đường Lâm, trước đó là hai pho tượng cổ "độc nhất vô nhị" chùa Tây Phương, chùa Phật Tích "không cánh mà bay" khiến cho hai ngôi chùa nổi tiếng giảm cả giá trị v.v.. và v.v.. Lúc bấy giờ người ta mới thấy ngành quản lý văn hóa khuấy động phong trào bảo vệ đi tích văn hóa trên . . . .truyền thông đại chúng!
Còn dấu tích ngàn năm, trăm năm nào nữa?
Mất bò mới lo làm chuồng, nước đến chân mới nhẩy, tiền nhân người Việt đã cảnh tỉnh người đời từ ngàn xưa nhưng ngàn sau vẫn không sao thẩm thấu được. Rồi đây còn dấu tích ngàn năm, trăm năm nào nữa chìm vào hư vô thời gian, mất dấu luôn trong tâm cảm tâm thức thế hệ con cháu hậu thế. Chỉ vì sự bất cẩn vô trách nhiệm và quá thực dụng của con người hiện đại trong thực tế hành xử, ứng xử với các giá trị văn hóa vật thể.
Còn có những cái mất vô hình đáng sợ hơn nhiều.
Ví như giáo dục nhà trường bao nhiêu năm rồi, người ta chăm chăm dạy công dân với những bài giảng cao xa, học trò đọc vanh vách nhưng chả hiểu mô tê gì. Trong khi những bài đạo đức nói về tình cảm gia đình sinh động tựa như quốc văn giáo khoa thư ngày xưa thì chẳng thấy đâu.
Bao nhiêu con người thời hiện đại a- còng, ngành nào cũng có, cấp nào cũng đầy, ứng xử, hành xử "với việc nước", "với người đời" tệ hại đến mức, lãnh đạo hàng cộm cán cũng phải ra hầu tòa, khoác áo tội tù trước vành móng ngựa. Biết đâu, nguyên nhân sâu xa đẩy họ từ cổng trường- qua đường đời nhiều chông gai cạm bẫy- đến tòa án, chẳng phải vì lý do giáo dục đã " lỡ quên" dạy họ làm người từ thuở còn thơ dại?
Dù có đến ba phần tư trường phổ thông cả nước "đề từ" bằng khẩu hiệu to đùng "tiên học lễ hậu học văn". Dù có đến hàng trăm bài văn bài thơ tuyển chọn đa phần chỉ "chú trọng nội dung tư tưởng" giáo huấn tuyên truyền, gần như không tính đến nghệ thuật ngôn ngữ Việt. Biết bao nhiêu tội đồ thời nay đã đánh cắp các chuẩn mực đạo đức làm người tối thiểu, nên mất cắp cả cuộc đời, thậm chí sinh mạng.
Những chuẩn mực đạo đức được đúc kết thành ca dao tục ngữ từ ngàn xưa như những nét phác thảo tâm hồn Việt, như diện mạo văn hóa tinh thần người Việt đã và đang có nguy cơ bị "bầy sâu tham nhũng ăn hết".
Ngay cả Truyện Kiều, áng thơ tuyệt vời, điểm son trên bản đồ văn hóa phi vật thể, cũng bị người ta cổ xúy phá phách, rồi cho phép in ấn, phát tán tài liệu, cả người có học vị ca ngợi hết lời ngay trong một hội nghị gọi là khoa học cấp tỉnh quê hương cụ Nguyễn Du!
Không thể xem đấy là "chuyện nhỏ". Một tuyệt phẩm văn chương cổ điển của dân tộc mà có học giả khả kính đã phải nhìn nhận: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn", mà vẫn có kẻ lăm le đánh bóng tên tuổi của mình bằng cái việc làm càn dỡ, xóa bỏ mọi điển tích, điển cố văn học cổ và từ Việt cổ, thay hình đổi dạng hàng ngàn câu thơ Kiều, biến thơ Kiều thành thứ thơ xẩm chợ hò vè thô lậu, dị hợm "rất phản cảm" khiến dư luận văn hóa xã hội bất bình.
Những hành xử văn hóa kiểu "dùi đục chấm mắm cáy" như thế rung thêm một tiếng chuông báo động về cách ứng xử với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Những di vật văn hóa vô hình và hữu hình tồn tại hàng ngàn năm, hàng trăm năm có nguy cơ từng bước, từng phần. . . . mất trắng trên xứ sở Việt!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
- Cây Đa di sản ở Thèn Sin thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 051
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 052
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 053
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.