Thứ sáu, 22/11/2024, 10:57:38 AM (GMT+7)

Bảo tồn cây cổ thụ - Mô hình của dân, do dân, vì dân

(22:00:42 PM 12/02/2020)
(Tin Môi Trường) - Thời gian tuy chưa dài nhưng có thể khẳng định sự kiện bảo tồn cây cổ thụ, mà Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phát động cách đây 10 năm với tên gọi “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” là mô hình của dân, do dân, vì dân. Bởi tới nay, hoạt động Bảo tồn Cây Di sản đã lan rộng khắp cả nước và được người dân tích cực hưởng ứng.

Mô hình từ ý tưởng của dân

 
Có thể nói, truyền thống bảo vệ, chăm sóc cây cổ thụ trong cộng đồng các dân tộc, trong các làng quê của Việt Nam đã có từ lâu đời, xuất phát từ tinh thần tự nguyện. Chính nhờ thế, khi VACNE khởi xướng (năm 2010) đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng. Hơn thế nữa, các hoạt động của mô hình này do dân tự tổ chức và sáng tạo, vì lợi ích chung của cộng đồng.
 
Xuất phát từ nhận thức đó, cũng như nhận biết rõ giá trị to lớn của cây cổ thụ; vai trò to lớn của cộng đồng trong BVMT, bảo tồn ĐDSH, VACNE đã khởi xướng, tổ chức sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam. Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh cả nước cùng hướng về Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội; các ngành các cấp và người dân cùng hưởng ứng Năm quốc tế về ĐDSH (2010); Kế hoạch quốc gia bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Để có niềm tin của cộng đồng, mọi hoạt động liên quan đến mô hình đều được VACNE phổ biến công khai và rộng rãi, với những quy định cụ thể. Từ việc thành lập Hội đồng, hồ sơ đăng ký và quy trình xét duyệt, đến phương thức tổ chức công nhận Cây Di sản tại địa phương.
 
Chính nhờ mục tiêu rõ ràng, không vụ lợi, tổ chức hoạt động minh bạch vì cộng đồng, nên ngay từ đầu, mọi hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ, thu hút mọi tầng lớp trong xã hội tham gia, đặc biệt là những người cao tuổi, các vị chức sắc tôn giáo, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cơ quan truyền thông. Cũng nhờ đó, mô hình Bảo tồn Cây Di sản đã nhanh chóng trở thành phong trào rộng khắp cả nước. Sau khi cây cổ thụ của địa phương được công nhận, một số nơi ở tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, TP. Hà Nội, Hải Phòng… đã thành lập Ban quản lý và Quỹ Bảo vệ chăm sóc Cây Di sản. Vì thế, trong thời gian qua, mô hình vẫn phát triển và lan tỏa rộng khắp.
 
Trong 10 năm qua, VACNE đã xét hàng nghìn hồ sơ, trong đó đã công nhận gần 4.000 cây cổ thụ (thuộc 123 loài thực vật) trên địa bàn 53 tỉnh, thành phố là Cây Di sản Việt Nam, để cộng đồng tổ chức Lễ tôn vinh, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và cùng chung tay bảo vệ Cây Di sản. Nếu xét riêng về kinh phí trong 10 năm qua, so với kinh phí trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh của TP. Hà Nội giai đoạn 2016- 2018 (443 tỉ đồng), thì việc duy trì, bảo vệ gần 4.000 cây cổ thụ của mô hình này đem lại cho xã hội là không nhỏ.
 
Bảo[-]tồn[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]-[-]Mô[-]hình[-]của[-]dân,[-]do[-]dân,[-]vì[-]dân
Lễ gắn biển công nhận cây bồ đề ở Hà Nam là Cây di sản Việt Nam
 
Có được thành quả này là do mô hình đáp ứng được mong muốn của cộng đồng. Bảo tồn cây cổ thụ không chỉ khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, mà còn góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây còn là cơ hội tôn vinh nét đẹp truyền thống của người Việt - một cộng đồng các dân tộc biết trân trọng quá khứ, yêu thiên nhiên, môi trường. Những tộc người luôn xác định, cây cổ thụ là cầu nối lịch sử; hoạt động bảo vệ Cây Di sản là cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân. Vì thế, có thể nói, mô hình cộng đồng Bảo tồn Cây Di sản do VACNE triển khai trong những năm qua, với mục tiêu ban đầu là bảo tồn ĐDSH, bảo vệ cảnh quan môi trường, đã vượt quá yêu cầu mong đợi, góp phần phát triển bền vững đất nước và đảm bảo công bằng giữa các thế hệ.
 
Mô hình do dân tổ chức
 
Để khơi dậy niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, VACNE đã thống nhất với tên gọi Cây Di sản Việt Nam, với quan điểm cây cổ thụ đối với các tộc người Việt Nam, không chỉ là tài sản vật chất (cảnh quan môi trường, nguồn gen, thương hiệu sản phẩm…), mà còn là tài sản về tinh thần (nhân chứng lịch sử, hồn quê…) của họ. Một số danh mộc đại thụ còn là cột mốc lãnh thổ của quốc gia, là báu vật của các bậc tiền nhân để lại, vì thế được gọi là Cây Di sản Việt Nam.
 
Tiêu chí xét duyệt công nhận Cây Di sản được công bố công khai, dựa trên các tiêu chí cụ thể (tuổi cây, chiều cao, đường kính thân cây, cùng với những ưu tiên về các giá trị sinh học, lịch sử, văn hóa…); đồng thời những hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây, nhất là những cây lâu năm bị sâu bệnh được tiến hành thông qua Hội đồng khoa học chuyên ngành gồm 9 chuyên gia. Trong đó khẳng định rõ vai trò chủ động của cộng đồng, từ khâu khảo sát, xác định tuổi, tự nguyện đăng ký, đến khâu xác nhận chủ sở hữu, phương thức tổ chức lễ gắn bia và chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản.
 
Chính vì thế, trong suốt 10 năm qua, các buổi Lễ gắn bia, cách thức tổ chức chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản Việt Nam tại các địa phương rất đa dạng và phong phú. Có buổi lễ công bố Cây Di sản được tổ chức như một lễ hội lớn của địa phương, với hàng nghìn người tham gia. Nhiều buổi lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản được gắn với Hội làng, Ngày Đại đoàn kết toàn dân, Ngày Giỗ các danh nhân, Ngày Giỗ trọng của các dòng tộc… Tất cả các buổi lễ đều diễn ra trang nghiêm, mang màu sắc lễ hội, tạo không khí vui vẻ, đoàn kết, thể hiện rõ nhất là nơi nào cũng có chương trình văn nghệ của quần chúng chào mừng. Nhiều nơi còn tổ chức rước Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đi khắp xóm thôn, với mọi thành phần lứa tuổi và tầng lớp xã hội tham gia (các cụ cao tuổi, các cháu thiếu nhi, doanh nhân và các vị chức sắc tôn giáo...). Đặc biệt, có rất nhiều người con xa quê hương, đã quay trở về đất mẹ để chúc mừng. Người dân ở một số nơi cho biết, nhờ có sự kiện vinh danh Cây Di sản, địa phương mới có điều kiện khôi phục lại lễ hội truyền thống đã bị quên lãng từ lâu.

 Mô hình vì cộng đồng
 
Ngoài vai trò bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn nguồn gen, khơi dậy nét đẹp văn hóa, truyền thống lịch sử, mô hình còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo sinh kế mới cho dân; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nhiều địa phương sau khi tổ chức Lễ vinh danh, công nhận Cây Di sản Việt Nam đã phát triển các tuyến du lịch mới, tạo sinh kế cho người dân và gia tăng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Điển hình như cây táu nghìn tuổi ở Thiên cổ miếu (Việt Trì- Phú Thọ); cây đa trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng); rừng pơ mu và đỗ quyên huyện Tây Giang (Quảng Nam).
 
 Mô hình này không chỉ mở ra hướng đi mới cho ngành du lịch, tạo thêm lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia của dân tộc như cây sấu của thôn Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (giữ cột mốc 651 biên giới Việt - Trung); 5 cây (mù u, bàng vuông, phong ba) trên quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Không chỉ có thế, một số sản phẩm chè shan tuyết ở Hà Giang, Sơn La, Yên Bái còn được nâng giá trị thương hiệu, giúp cho đồng bào địa phương ổn định đời sống, nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH, BVMT. Bước đầu, họ đã biết giữ gìn những cây quý, ngăn chặn tình trạng cưa cây, bứng gốc bán sang bên kia biên giới.
 
Tuy thời gian chưa dài, nhưng mô hình Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam đã lan tỏa vượt biên giới, được bạn bè một số nước biết đến. Một số nhà khoa học và tình nguyện viên quốc tế: Ôxtrâylia, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc đã tới tham dự lễ vinh danh, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ và ủng hộ kinh phí xuất bản cuốn sách ảnh Cây Di sản Việt Nam, vì họ đều cho rằng đây là mô hình hữu ích đối với cộng đồng.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phùng Quang Chính (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam)
(Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 1/2020)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn cây cổ thụ - Mô hình của dân, do dân, vì dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI