Con số sự kiện
Vua muỗng Việt Nam và thế giới ở tuổi 66
(14:18:47 PM 15/06/2012)
Từ Pháp bay về Việt Nam, "vua muỗng” Trần Quang Hải xuất hiện lần đầu tại hội ngộ kỷ lục gia lần thứ 20 đã lập tức gây nên ngạc nhiên và thu hút cả khán phòng chú ý theo dõi màn biểu diễn muỗng có bài bản và độc chiêu của ông. Song có lẽ hôm đó ít người biết về sự nghiệp âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật vang bóng của ông ở nước ngoài trong hơn 40 năm qua.
GS.TS Trần Quang Hải biểu diễn nghệ thuật gõ muỗng
Bắt đầu từ gốc tích và gia cảnh, theo chúng tôi tìm hiểu và được biết "vua muỗng” Trần Quang Hải là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế: Trần Quang Thọ (1830-1890), hậu duệ đời thứ tư của danh cầm đàn tỳ bà: Trần Quang Diệm (1853-1925), cháu nội tác giả chế ra cách lên dây đàn Tố Lan cho đàn kìm là nhạc sĩ Trần Quang Triều (tức Ba Triều 1897-1931), là con trai của GS TS nhạc sĩ Trần Văn Khê và là chồng của nữ danh ca Bạch Yến. Ca sĩ Bạch Yến vốn là một trong vài nữ ca sĩ Việt Nam hát nhạc ngoại quốc đầu tiên và nổi tiếng qua nhạc phẩm Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương.
Về đường học vấn, "vua muỗng” là cựu học sinh Pétrus Ký - Sài Gòn (1954-1961), tốt nghiệp Trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn, sang Pháp học đại học Sorbonne về văn học và dân tộc nhạc học, lấy chứng chỉ Anh văn ở đại học Cambridge (Anh 1964), Cao học dân tộc nhạc học trường Cao đẳng khoa học nhân văn (Paris 1968), nhận danh hiệu Giáo sư nhạc cổ truyền trong kỳ thi do Bộ văn hóa Pháp tổ chức (Paris 1969), tiến sĩ dân tộc nhạc học (Pháp 1973)… chừng đó cũng chứng minh những kiến thức vững chắc và uy tín, vị trí của ông trong lĩnh vực âm nhạc.
Về quá trình giảng dạy, hơn 40 năm qua ông là nhà dân tộc nhạc học, giáo sư đàn tranh và là giảng viên đại học tại nhiều trường đại học ở Pháp, Đức, Mỹ, Nam Phi, Úc, Philippines, Hàn Quốc, Nhật, Bỉ, Ý, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Brasil…
Về sáng tác và biểu diễn, với tư cách là nhạc sĩ ông thực hiện 15 đĩa hát (30cm/33 vòng) cộng tác với nhiều hãng dĩa ở Pháp như Le Chant du Monde, Société Francaise de Productions Phonographiques, ở Mỹ như Music of the World, ở Ý như Albatros…Một đĩa compact Rêves et Réalité (Ước mơ và hiện thực), các video về nhạc cổ truyền Việt Nam, đàn nhạc trong 23 cuốn phim thương mại Pháp, tham dự trên 80 đại nhạc hội quốc tế, diễn hơn 1.000 buổi về nhạc dân ca Việt trong các trường học ở Pháp, Bỉ, Na Uy và Thụy Điển…
Về nghiên cứu và biên khảo, ông là tác giả cuốn Âm nhạc Việt Nam xuất bản tại Paris, tác giả trên 200 bài viết về nhạc Việt Nam và châu Á. Ông cũng có viết một số bài trong tự điển nhạc Encyclopédia Universalis phát hành ở Pháp những năm 1984 – 1991, đồng điều hành biên soạn tự điển New Grove’s Dictionary of Music and Musicians xuất bản lần thứ 6 tại Luân Đôn, nước Anh.
Ông cũng là người sáng lập nên Hội đàn môi thế giới với thành viên của trên 30 quốc gia trên thế giới và là hội viên của 14 hội văn hóa nghệ thuật khắp Âu Mỹ như Hội Society for Ethonomusicology (Hoa Kỳ), Société de Musicologie (Pháp), International Musicological Society (Thụy Sĩ), International Association for Sound Archives (Thụy Điển)…
Những soạn phẩm chọn lọc mang hồn Việt của ông có thể nhắc đến bài Nhớ miền thượng du (dùng cho đàn tranh), Tiếng hát sông Hương (đàn độc huyền), Ảo thanh (cho muỗng), Độc tấu đàn môi H’mông (cho đàn môi), Nhịp tấu sinh tiền (cho sinh tiền) và một số ca khúc như Mừng Phật đản, Tân hôn dạ khúc…
Qua hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là ở nước ngoài, ông đã nhận được 20 giải thưởng quốc tế. Trong đó có giải thưởng có Viện hàn lâm Charles Cros, Viện hàn lâm văn hóa châu Á, tổ chức quốc tế về âm nhạc tại Hoa Kỳ, Canada, Anh… Chặng đường hoạt động nghệ thuật của ông ở nước ngoài cũng được nhiều cuốn tự điển đăng tiểu sử và giới thiệu về ông.
GS.TS Trần Quang Hải (bìa phải) nhận bằng kỷ lục Người thể hiện tiết tấu âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng
Trong buổi tiếp xúc với chúng tôi nhân dịp đầu năm 2011, ông đã nhắc đến ước vọng của ông là trình diễn 5.000 buổi nhạc Việt, tham gia 100 đại nhạc hội quốc tế (đến nay ông đã dựng trên 80 đại nhạc hội và biểu diễn 1.000 buổi nhạc Việt khắp nơi trên thế giới). Trên thế giới hiện có nhiều nghệ sĩ "đánh muỗng” nhưng hầu như chỉ ở vai trò "phụ diễn” bên cạnh một dàn nhạc, hoặc cạnh một tiết mục nào đó, chứ không biểu diễn riêng thành bài bản như "vua muỗng” Trần Quang Hải. Điều đó đã được thể hiện ở sân khấu khách sạn Rex tại Hội ngộ kỷ lục gia lần thứ 20 nói trên. Với phong cách điêu luyện, tiến sĩ kỷ lục gia Trần Quang Hải đã ra mắt đại gia đình kỷ lục gia Việt Nam cũng như các khán giả yêu âm nhạc có mặt tại cuộc hội ngộ nghệ thuật đánh muỗng với 2 hoặc 4 và 5 ngón tay liên tục 15 phút trong tiếng vỗ tay từng chập… "Vua muỗng” (the King of spoons) cống hiến những bài tự biên và một chuỗi âm thanh khác lạ trong "thế giới muỗng” theo các nhịp điệu của jazz, pop, hiphop, cả những nét bay bướm của flamenco vốn có từ tâm hồn lãng đãng như mây trời của những nghệ sĩ di-gan ngày nọ…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.