Con số sự kiện
Vĩnh Long: Gần 64 tỷ đồng khắc phục ảnh hưởng khô hạn và xâm nhập mặn
(09:36:12 AM 23/08/2016)Vĩnh Long: Gần 64 tỷ đồng khắc phục ảnh hưởng khô hạn và xâm nhập mặn
Từ nguồn vốn trên, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện giải ngân 7,1 tỷ đồng hỗ trợ cho hộ dân để khắc phục diện tích lúa và vườn cây ăn trái thiệt hại do ảnh hưởng khô hạn và xâm nhập mặn. Cụ thể, có 7.134 hộ dân tập trung ở 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn với tổng diện tích lúa bị thiệt hại 3.251 ha được hỗ trợ trên 4,1 tỷ đồng; 3.273 hộ dân với tổng diện tích trên 1.147 ha rau màu, cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại tập trung ở các huyện Mang Thít, Vũng Liêm, Trà Ôn được hỗ trợ trên 2,9 tỷ đồng để khôi phục lại sản xuất.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long, đến nay tổng thiệt hại do hạn mặn gây ra trên địa bàn tỉnh ước 285 tỷ đồng; trong đó, tập trung ở huyện Vũng Liêm 268,8 tỷ đồng. Toàn tỉnh có gần 25.000 ha cây trồng bị thiếu nước và nhiễm mặn.
Riêng tại vùng chuyên canh sầu riêng ở 2 xã Thanh Bình và Quới Thiện (huyện Vũng Liêm) có trên 1.000 ha diện tích bị thiệt hại; trong đó có hơn 320 ha bị thiệt hại trên 70%. Theo các nhà vườn, khó khăn hiện nay là giá cây giống sầu riêng từ 80.000 – 100.000 đồng/cây nên chi phí trồng lại, khôi phục vườn rất cao.
Cùng với việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng khô hạn và xâm nhập mặn khôi phục sản xuất, tỉnh Vĩnh Long cũng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp kết hợp với các đoàn thể thực hiện các biện pháp đồng bộ như hướng dẫn hộ nông dân các biện pháp kỹ thuật khử mặn, chọn mô hình sản xuất phù hợp, tư vấn chuyển đổi cây trồng…
Các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đang phát động phong trào tương trợ cây giống, huy động sức dân kết hợp với nguồn vốn Nhà nước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, kiên cố hệ thống kênh mương, hướng dẫn kỹ thuật xử lý đất bị nhiễm mặn để hỗ trợ nhà vườn khôi phục lại vùng chuyên canh sầu riêng, một loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.