Con số sự kiện
Triển lãm 500 bức thư pháp chữ “Phượng”
(09:35:23 AM 11/06/2012)
Thay vì chữ Phượng theo truyền thống dễ khiến người xem có cảm giác khuôn phép, khô cứng, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã phóng tác chữ Phượng trở lên sinh động, phong phú, dễ cảm thụ. Các chữ Phượng được trưng bày mang hình mẹ Âu cơ với 100 trứng; Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, nhổ cọc tre đánh đuổi giặc Ân; sự tích Mai An Tiêm với những quả dưa hấu; bản đồ nước Việt Nam thống nhất hình chữ S.
Nhà thư pháp Lê Thiên Lý giới thiệu một số bức thư pháp chữ “Phượng.” (Nguồn: cand.com.vn)
Gần gũi hơn với người dân Hải Phòng là hình tượng cột cờ và Nhà hát thành phố; nữ tướng Lê Chân bên thanh gươm chống giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi; vua Mạc Đăng Dung - vị vua xuất thân từ một người đánh cá; danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm; lễ hội minh thề ở Hòa Liễu, huyện Kiến Thuỵ; lễ hội chọi trâu Đồ Sơn; lễ hội làng cá Cát Hải.
Để chuẩn bị cho ý tưởng 2012 chữ Phượng, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã phải đặt hàng và mua hơn 10 triệu đồng tiền giấy và hàng trăm lọ mực tàu. Ông Lê Thiên Lý tâm sự: Được làm những điều mình yêu thích đã là tuyệt vời rồi, đối với những bức nhỏ thì chỉ 2-3 phút là hoàn thành, khó hơn cả là những bức có kích cỡ lớn khổ 80x1,1m phải mất đến 10-15 phút và với nhiều tư thế mới xong.
Đặt bút viết từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, đến ngày 10/6, ông đã hoàn thành hơn 500 bức thư pháp chữ Phượng. Khi thuận lợi, trung bình mỗi ngày ông viết được khoảng 20 bức, thậm chí có khi ông viết tới 50 chữ trên khuôn giấy dó 22x34cm. Dự kiến đến ngày khai mạc năm du lịch quốc gia khu vực Đồng Bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013, ông sẽ hoàn thành 2012 bức thư pháp chữ "Phượng."
Cũng trong ngày 10/6, hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, Liên hoan Lân-Sư-Rồng Hải Phòng lần thứ 4 năm 2012 tranh Cup Hoa Phượng Đỏ đã được tổ chức tại Quảng trường Nhà hát thành phố. Liên hoan Sân-Sư-Rồng được tổ chức với mục đích tạo nên một sự kiện văn hóa hấp dẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân và khách du lịch. Qua đó, đóng góp vào công tác bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian của thành phố.
Tham gia liên hoan lần này có sự so tài giữa các đội Lân-Sư-Rồng của các quận, huyện trên địa bàn thành phố, gồm: Bắc Lân Xuân Vịnh Quyền (quận Lê Chân), Bắc Lân Đường và Minh Tân Đường (huyện Thủy Nguyên), Thái Sơn Tam Hỏa (huyện An Lão) và Hồng Lân Đường đến từ thành phố Hạ Long./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.