Thứ bảy, 18/01/2025, 13:06:53 PM (GMT+7)

Trên 64.000 hộ dân ở Sơn La được giao bảo vệ, quản lý rừng

(09:05:38 AM 18/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Trên 64.000 chủ rừng ở tỉnh Sơn La đã được chính quyền địa phương giao đất, giao rừng và giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Các phương án bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng đã được Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La phối hợp với chính quyền cơ sở xây dựng, hướng dẫn cho các chủ rừng.

Trên[-]64.000[-]hộ[-]dân[-]ở[-]Sơn[-]La[-]được[-]giao[-]bảo[-]vệ,[-]quản[-]lý[-]rừng

Ảnh: TL

 

Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên ở tỉnh Sơn La là trên 635.000 ha; diện tích rừng trồng trên 23.000 ha; diện tích đất trống lâm nghiệp là 292.000 ha, chiếm 40% diện tích rừng của 4 tỉnh Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình). Với 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà, Sông Mã, rừng ở Sơn La đóng với trò quan trọng trong việc bảo vệ và giữ nguồn nước cho 2 hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam là hồ thủy điện Hòa Bình, hồ thủy điện Sơn La và các công trình thủy điện, thủy lợi khác trên địa bàn Tây Bắc. Do đó, việc bảo vệ, quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La là việc làm cấp thiết.


Một trong những giải pháp tích cực được Sơn La triển khai tốt, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng là tỉnh đã triển khai thực hiện Chính sách chi tra dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là chính sách mới, nhưng đã đi vào cuộc sống của người dân, đem lại nguồn thu cho địa phương trên 211 tỷ đồng trong 3 năm qua. Đây còn là nguồn kinh phí chính chi trả cho chủ rừng đang trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát triển hơn 600.000 ha rừng trên địa bàn tỉnh.


Ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, khẳng định: “Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã bước đầu tạo chuyển biến tích cực về ý thức quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, góp phần không nhỏ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho những người dân làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới”.


Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Sơn La trong thời gian qua cũng góp phần ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất rừng, làm suy thoái tài nguyên rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh từ 43% (năm 2011) lên 45% (năm 2014), đảm bảo quyền lợi cho người dân làm nghề rừng. Ở bản Tà Ẻn, xã biên giới Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) nhờ thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà đời sống của người dân đã có những đổi thay. Trước đây tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép thường xảy ra, nhưng nay, người dân địa phương đã cam kết giữ rừng tốt hơn.


Ông Vì Văn Vầu, Bí thư Chi bộ bản Tà Ẻn, xã Phiêng Khoài cho biết: Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân trong bản có thêm việc làm, tăng thu nhập, người dân có trách nhiệm hơn trong bảo vệ rừng. Hàng năm, bản sử dụng một phần số tiền được chi trả từ dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng để sửa nhà văn hóa, nâng cấp hệ thống kênh mương, xây dựng đường giao thông trong bản.


Được biết, diện tích rừng của bản Tà Ẻn là gần 540 ha, số tiền dịch vụ môi trường rừng được chi trả từ năm 2011 đến năm 2013 là hơn 254 triệu đồng, trong đó số tiền của cộng đồng bản là gần 130 triệu đồng. Trưởng bản Tà Ẻn đã họp dân và quyết định dùng số tiền trên để sửa chữa đường nội bản, đường đi nương, xây dựng các công trình vệ sinh sử lý rác thải và nâng cấp các công trình công cộng phục vụ dân sinh trong bản.


Pá Lông (huyện Thuận Châu) cũng là một xã vùng cao của tỉnh Sơn La. Theo tiếng địa phương "pá lông" là rừng thẳm. Đây là một xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Copia nguyên sơ. Xã có gần 2.800 nhân khẩu của 520 hộ đồng bào Mông, sống chủ yếu bằng nghề rừng. Trước đây, một số hộ dân còn phát rừng trồng cây anh túc, nay cùng với chính sách hỗ trợ kinh tế của Nhà nước, trong đó có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trên địa bàn xã không còn hộ trồng cây anh túc nữa. Nhiều hộ đã có thể sống được bằng nghề chăm sóc bảo vệ rừng .


Ông Ly Sếnh Chứ, Bí thư Ðảng ủy xã Pá Lông cho biết, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng còn là đòn bẩy kinh tế giúp chính quyền cơ sở chỉ đạo, tổ chức, điều hành quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng chống cháy rừng ở cơ sở tốt hơn, làm cho ý thức của người dân trong bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao.


Ông Sòi Ngọc Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Sơn La, chia sẻ: Do có nguồn chi mới cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên 3 năm trở lại đây, rừng được bảo vệ tốt hơn. Các chủ hộ gắn bó với rừng, coi đó là kho tài sản quý giá của họ.


Được biết, trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh Sơn La, các ngành chức năng đã phát hiện và xử lý 1.200 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; trong đó số vụ phá rừng làm nương trái phép là 598 vụ; khai thác buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép là 477 vụ, thu ngân sách trên 7 tỷ đồng
.


Năm 2015, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng cùng lực lượng kiểm lâm tăng cường phối hợp với chính quyền cơ sở, đặc biệt là các chủ rừng nhằm bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững. Các lực lượng chức năng tăng cường, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng, chủ động các phương án phòng chống cháy rừng trong mùa khô và triển khai thực hiện tốt các dự án lâm nghiệp. Sơn La cũng đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng trong việc tạo ra các dịch vụ môi trường rừng để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, trong các chủ rừng, đặc biệt là các đơn vị sử dụng dịch vụ phải chi trả tiền, góp phần giảm 30% số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2014.

Điêu Chính Tới
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trên 64.000 hộ dân ở Sơn La được giao bảo vệ, quản lý rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI