Thứ bảy, 18/01/2025, 05:13:18 AM (GMT+7)

Thuê 385,5ha rừng quốc gia, chỉ dùng dưới 50ha là "nghệ thuật lách luật"

(12:35:23 PM 30/09/2019)
(Tin Môi Trường) - GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng - cho rằng, hệ thống luật pháp của ta chưa chặt chẽ, dẫn đến việc có rất nhiều dự án 'lách' được, không phải thông qua Quốc hội.

Phóng viên: Thưa giáo sư, 13 năm trước, các nhà khoa học đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối dự án Tam Đảo II và dự án đó đã phải dừng. Thế nhưng hiện nay, một dự án khác đã và đang được triển khai ở Tam Đảo II, nơi có đa dạng sinh học vào bậc nhất.

 
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: Vậy thì, có thể Quốc hội đã thông qua?
 
Thuê[-]385,5ha[-]rừng[-]quốc[-]gia,[-]chỉ[-]dùng[-]dưới[-]50ha[-]là[-]"nghệ[-]thuật[-]lách[-]luật"
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung
 
* Theo Điều 7 của Luật Đầu tư công, dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó có tiêu chí “sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc-ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc-ta trở lên”. Theo đó, với những dự án sử dụng 50ha đất thuộc các mục trên, phải được Quốc hội thông qua. Nhưng với dự án Tam Đảo II, chủ dự án thuê 385,5ha rừng của Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo và chỉ sử dụng chưa đến 50ha nên không phải thông qua Quốc hội.
 
- Như thế là những người làm dự án có “nghệ thuật” đấy (cười). Việc lách luật để không phải thông qua Quốc hội không chỉ xảy ra ở các dự án du lịch mà còn ở nhiều dự án thủy điện. Tuy nhiên, tôi cho rằng, người lách luật không có lỗi; trái lại, họ rất thông minh, rất am hiểu luật pháp nên mới làm được điều đó. Lỗi này thuộc về những người làm ra luật, họ đã để lại những lỗ hổng để người ta “lách”.
 
Thuê[-]385,5ha[-]rừng[-]quốc[-]gia,[-]chỉ[-]dùng[-]dưới[-]50ha[-]là[-]"nghệ[-]thuật[-]lách[-]luật"
Trong rừng quốc gia Tam Đảo có những cây cổ thụ lớn đến vài người ôm không xuể
 
* Theo giáo sư, đâu là nguyên nhân của những lỗ hổng này?
 
- Ở ta, nhiều người làm ra luật không phải là những người làm nghề luật mà là những nhà quản lý. Ví dụ, đối với những điều luật về rừng đặc dụng, những người quản lý ngành lâm nghiệp như chúng tôi phải có nhiệm vụ soạn ra. Nhưng chúng tôi lại không phải là những luật gia. Người soạn ra luật mà không làm nghề luật thì chắc chắn có những sai sót. Ở nhiều nước trên thế giới, những người nắm quyền không được làm luật mà bắt buộc phải thành lập một hội đồng độc lập, gồm những người làm nghề luật.

* Giáo sư có thể phân tích sâu hơn về những hạn chế của việc nhà quản lý làm luật?
 
- Ví dụ hiện nay, nước ta đang đối mặt với bão lũ, lụt lội do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Người có chuyên môn về bão lũ sẽ nắm rõ, với khí hậu này thì mưa lớn ra sao. Và khi xảy ra mưa lớn như vậy, đập thủy điện sẽ vỡ, nên buộc người chủ của thủy điện phải xả lũ. Xả lũ cũng đồng nghĩa với việc người dân sinh sống ở phía dưới chịu thiệt hại. Để tránh việc phải đền bù thiệt hại đó, họ làm ra một quy chế, gọi là quy trình xả lũ. Họ đi tìm cấp có thẩm quyền phê duyệt quy trình. Hễ mực nước lên đến mức A và mực nước đó giữ nguyên (hoặc cao hơn) trong 2-3 ngày, không rút thì họ có quyền xả lũ.
 
Như vậy là họ xả lũ đúng quy trình, còn thiệt hại của dân là thiệt hại… sai quy trình nên họ không có trách nhiệm đền bù. Vì trước khi xả lũ 48 giờ, họ đã báo động, đã thông báo rộng khắp. Người dân sợ mất nhà cửa, chết trâu bò nên không chịu đi và có thể thiệt mạng do xả lũ. Nhưng, họ bảo ông chết không theo quy trình, nên họ không có trách nhiệm đền bù.
 
Vậy thì trách nhiệm ở người đứng đầu nhà máy thủy điện, ở dân hay ở chính những người làm ra luật?
 

Thuê[-]385,5ha[-]rừng[-]quốc[-]gia,[-]chỉ[-]dùng[-]dưới[-]50ha[-]là[-]"nghệ[-]thuật[-]lách[-]luật" 

Núi rừng Tam Đảo chìm trong sương mờ
 
* Như giáo sư nói, nếu để những người làm nghề luật soạn thảo luật, sẽ tránh được những lỗ hổng?
 
- Ở ta, ngành nào tự làm luật cho ngành đó. Tôi làm trong ngành lâm nghiệp, tôi soạn ra luật chống lũ cho lâm nghiệp thì kiến thức về lũ của tôi chỉ đúng trong lâm nghiệp, còn các lĩnh vực khác thì tôi không nắm được. Nhưng bây giờ, Quốc hội quy định ngành nào, thuộc phạm vi quản lý của ai thì người đó phải làm luật về ngành mà mình quản lý. Tôi làm luật, sau đó mời các tiểu ban của Quốc hội, tiểu ban ngân sách, tiểu ban về môi trường… xem xét. Và luật do Quốc hội ban hành. Khi xảy ra những lỗ hổng để người ta có thể lách, dẫn đến hậu quả, chắc chắn người soạn ra luật sẽ nói luật này do Quốc hội thông qua, tôi chỉ là người soạn thảo. Tức là người soạn ra luật vô tội.
 
Phải là những luật gia soạn luật mới được, còn người đứng đầu ngành chỉ đóng góp chuyên môn, họ chỉ có thể giải những bài toán phức tạp để chọn ra cái tối ưu. Còn chuyên môn về luật thì phải do các luật sư xây dựng, vì họ mới biết văn bản soạn ra đó sai với luật nông nghiệp, hay sai với luật môi trường chẳng hạn. Tôi đã tìm hiểu về luật lâm nghiệp ở một số nước. Họ có một hội đồng độc lập gồm các luật gia, bởi chỉ có những luật gia mới làm ra được những điều luật chặt chẽ, khiến không ai có thể lách luật được.
 
* Xin cảm ơn giáo sư.
(Theo báo Phụ nữ TPHCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thuê 385,5ha rừng quốc gia, chỉ dùng dưới 50ha là "nghệ thuật lách luật"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI