Chủ nhật, 24/11/2024, 04:20:33 AM (GMT+7)

Sài Gòn ngập 72 điểm, sâu nhất 60cm

(20:40:38 PM 20/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, số điểm ngập nhiều hơn và mức độ ngập sâu hơn so với với thông tin do Trung tâm Chống ngập cung cấp.

Sài[-]Gòn[-]ngập[-]72[-]điểm,[-]sâu[-]nhất[-]60cm
Đường Nguyễn Hữu Cảnh ( quận Bình Thạnh ) được xác đinh là một trong hai tuyến đường bị ngập sâu nhất: 0,6m. (ảnh: Ngọc Mai).

 

Trong báo cáo cho UBND TP.HCM về trận mưa lớn lịch sử xảy ra vào chiều 15-9, Sở GTVT TP cho biết, sau trận mưa này toàn TP có 72 tuyến đường bị ngập. Các điểm ngập có diện tích ngập dao động từ 400m2  đến 31.300m2.

Một cán bộ của Sở GTVT TP cho biết, đây là số liệu tổng hợp mới nhất do Sở GTVT TP thực hiện, đầy đủ hơn so với số liệu Trung tâm chống ngập cung cấp cho báo chí trước đó. Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là số liệu thống kê về ngập đường, chưa có số liệu chi tiết về ngập hẻm.

Theo Sở GTVT TP, trận mưa lớn chiều 15-9 ban đầu chỉ xảy ra chủ yếu trên địa bàn quận Thủ Đức, sau  đó mới lan rộng khắp TP. Lượng mưa đo được tại chín điểm trên địa bàn TP dao động từ 77mm đến 142 mm.

Sau trận mưa nói trên, có 57 tuyến đường bị ngập từ 0,2 m đến 0,3 m; bảy tuyến đường bị ngập từ 0,1m đến 0,15 m và tám tuyến đường bị ngập từ 0,4 m đến 0,6 m.

Những tuyến đường bị ngập nặng là đường Nguyễn Hữu Cảnh, Gò Dưa, Đỗ Xuân Hợp, Lã Xuân Oai, Hồ Văn Tư, Tô Ngọc Vân, Quốc Hương, Kinh Dương Vương. Trong đó, đường Nguyễn Hữu Cảnh và Kinh Dương Vương ngập sâu nhất: 0,6m.

Số liệu do Sở GTV TP tổng hợp có một vài điểm không giống với thông tin do Trung tâm Chống ngập TP cung cấp báo chí trước đó. Cụ thể, số điểm ngập do Sở GTVTP tổng hợp nhiều hơn 6 điểm so với bảng tổng hợp của Trung tâm Chống ngập. Mức độ ngập sâu nhất theo Sở GTVT TP là 0,6m còn Trung tâm Chống ngập là 0,5m.

Tuy nhiên, cũng giống như giải thích của Trung tâm Chống ngập, theo báo cáo của Sở GTVT TP, nguyên nhân ngập cũng là do mưa lớn vượt công suất thiết kế của hệ thống cống thoát nước TP.

Theo PLO
Từ khóa liên quan: Sài Gòn, ngập , 72 điểm, sâu nhất, 60cm
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sài Gòn ngập 72 điểm, sâu nhất 60cm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI