Thứ năm, 21/11/2024, 14:00:40 PM (GMT+7)

Ninh Bình thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng trong trận lụt lịch sử

(17:29:14 PM 23/10/2017)
(Tin Môi Trường) - Trận lũ lụt lịch sử tại Ninh Bình vừa qua được đánh giá là nặng nhất trong vòng hơn 30 năm nay, cuốn trôi nhiều tài sản. Rất may tỉnh Ninh Bình không có người chết nhưng nước lũ đã cuốn trôi hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 9 – 12/10, tại Ninh Bình có mưa to đến rất to và giông. Tổng lượng mưa có nơi đo được trên 400 mm, bình quân trên 300 mm.

 
Mưa lớn khiến mực nước sông Hoàng Long dâng cao, đỉnh lũ tại Bến Đế đã đạt mức 5,53m vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1985, gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trong đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh.
 
Thống kê cho thấy, tỉnh Ninh Bình không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại rất lớn về kinh tế với tổng kinh phí thiệt hại và khắc phục thiệt hại sau mưa, lũ là 1.052 tỷ đồng.
 
[-]Ninh[-]Bình[-]thiệt[-]hại[-]hơn[-]1.000[-]tỷ[-]đồng[-]trong[-]trận[-]lụt[-]lịch[-]sử
Mưa lớn gây ngập lụt khắp nơi ở Ninh Bình, thiệt hại nặng nề về kinh tế.
 
Trong trận “đại hồng thủy”, tỉnh Ninh Bình đã huy động toàn bộ các lực lượng tập trung cho công tác ứng phó và chuẩn bị sẵn sàng cho công tác xả tràn Lạc Khoái khi có lệnh của Ban chỉ huy. Trên 4.400 cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân tự vệ và hàng chục nghìn nhân dân tham gia xử lý, ứng phó với các sự cố xảy ra.
 
Trước đó, ngày 12/10/2017 Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai kiểm tra, thị sát và chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại Ninh Bình. Sau khi kiểm tra, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời; hệ thống phòng chống thiên tai từ trung ương đến cơ sở được phát huy, làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc; phương châm “bốn tại chỗ” được người dân và toàn hệ thống chính trị tự giác nhận thức và hành động; công tác ứng phó chủ động, kịp thời tổ chức sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, đặc biệt tối ngày 11/10/2017 chủ động di dời dân cư tại vùng phân lũ thuộc hai huyện Nho Quan và Gian Viễn, qua đó đã góp phần giảm thiểu được thiệt hại.
 

[-]Ninh[-]Bình[-]thiệt[-]hại[-]hơn[-]1.000[-]tỷ[-]đồng[-]trong[-]trận[-]lụt[-]lịch[-]sử

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra và đánh giá cao công tác phòng chống lũ lụt của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Ninh Bình.
 
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao tinh thần chủ động của toàn bộ hệ thống chính trị tỉnh Ninh Bình trong việc hạn chế thiệt hại, chỉ đạo di dân, chủ động xây dựng phương án phân lũ, theo dõi sát tình hình, có căn cứ khoa học để quyết định chưa phá đê xả lũ khi mực nước đã dâng trên 5,5m. Đến nay, phương án này được xem là sáng suốt, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho người dân.
 
Được biết, ông Đinh Văn Điến – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã có báo cáo thành tích đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Nhân dân và cán bộ tỉnh Ninh Bình, các cá nhân và đơn vị đã có những thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai năm 2017, để động viên, cổ vũ phong trào thi đua của địa phương.
Thái Bá (báo dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ninh Bình thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng trong trận lụt lịch sử

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI