Thứ năm, 21/11/2024, 13:53:52 PM (GMT+7)

Mỗi năm, Cà Mau mất khoảng 450 ha đất ven biển

(13:25:23 PM 14/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thời gian gần đây, tình hình sạt lở ven biển trên địa bàn tỉnh diễn ra rất nhanh, phức tạp.

Trung[-]bình[-]mỗi[-]năm,[-]bờ[-]biển[-]của[-]Cà[-]Mau[-]sạt[-]lở[-]khoảng[-]450[-]ha

Trung bình mỗi năm, bờ biển của Cà Mau sạt lở khoảng 450 ha -Ảnh: IE

 

Theo đó, tại bờ biển Tây, tình trạng sạt lở đang diễn ra nhanh, ở mức nguy hiểm, có nguy cơ phá vỡ đê biển và ảnh hưởng rất lớn khu dân cư ven đê với chiều dài 57.000 m, bắt đầu từ vàm Tiểu Dừa, huyện U Minh đến cửa sông Bảy Háp, huyện Phú Tân. Đặc biệt, các đoạn từ Tiểu Dừa đến Ba Tỉnh dài 25.000 m; từ Ba Tỉnh đến Mũi Tràm dài 17.000 m; Sông Đốc đến cửa Bảy Háp dài 15.000 m. Tại các vị trí sạt lở rất nguy hiểm này, đai rừng phòng hộ còn rất mỏng, một số đoạn không còn rừng. Riêng đối với bờ biển Đông, qua khảo sát hiện có 48.000 m bị sạt lở ở mức độ nguy hiểm và 24.500 m sạt lở ở mức độ rất nguy hiểm. 

 

Hiện nay, do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc kết hợp với triều cường dâng cao làm cho bờ biển Đông bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều đoạn mất hết đai rừng phòng hộ và lở sâu vào đất liền từ 50 - 80 m trên đoạn bờ biển dài hơn 10.000 m. Theo nhận định của ngành chức năng, nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do tác động của dòng chảy ven bờ và thủy triều, đặc biệt là sóng to, gió lớn. 
 
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Tô Quốc Nam cho biết, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, toàn tỉnh có khoảng 150 km bờ biển bị sạt lở, xảy ra cả ven biển Đông và biển Tây. Bình quân sạt lở từ 20 - 25 m/năm ở bờ biển Tây, đặc biệt có những nơi lên đến 50 m/năm. Ở biển Đông, bình quân mỗi năm sạt lở từ 45 - 50 m. Trung bình mỗi năm, bờ biển của Cà Mau sạt lở khoảng 450 ha; nhiều đoạn sạt lở vào sát chân đê biển, đe dọa đến 100.000 ha đất nuôi trồng thủy sản của trên 260.000 hộ dân. 
 
Thời gian qua, Cà Mau đã tập trung khắc phục sạt lở nhiều vị trí xung yếu với tổng chiều dài 22.667 m và tổng mức đầu tư hơn 640 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã triển khai xây dựng các loại kè bằng vật liệu địa phương, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè tường mềm giảm sóng để khắc phục sạt lở đê biển với chiều dài 6.687 m. 
 
Nhằm khắc phục sạt lở cũng như xây dựng những giải pháp trước mắt và lâu dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, hiện tỉnh rất cần sự hỗ trợ kinh phí từ Trung ương để có thể thực hiện dự án xây dựng kè tạo bãi, trồng rừng phòng chống sạt lở bờ biển… với tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng. 
 
Theo ông Sử, nếu tuyến đê biển Đông được đầu tư xây dựng, ngoài việc bảo vệ dân cư, kết cấu hạ tầng, đường bờ biển còn có tác dụng như tuyến phòng thủ, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Tuyến đê biển còn là tuyến giao thông quan trọng khi cần thiết trong việc giữ liên lạc thông suốt giữa đất liền với các vùng hải đảo và là nơi bố trí chốt của các đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra canh gác. 
 
Trước mắt, tỉnh Cà Mau cần hỗ trợ khẩn cấp 200 tỷ đồng để xây dựng các đoạn bờ biển sạt lở nhanh. Cụ thể là các đoạn: Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, chiều dài 1.000 m; Ô Rô, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, dài 2.000 m; Rạch Rốc, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, chiều dài 3.000 m; Hốc Năng, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, dài 4.000 m. Bên cạnh đó, với yêu cầu phải di dời gần 4.800 hộ dân ở những nơi có nguy cơ thiên tai cao và cư dân bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu vùng ven sông, ven biển, UBND tỉnh Cà Mau cho biết, sẽ cần thêm nguồn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng thực các dự án tái định cư, tạo sinh kế cho người dân…
Huỳnh Anh -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mỗi năm, Cà Mau mất khoảng 450 ha đất ven biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI