Thứ bảy, 18/01/2025, 08:04:31 AM (GMT+7)

Miền Trung: Khoảng 100 người chết sau 5 đợt mưa lũ

(14:03:21 PM 17/12/2016)
(Tin Môi Trường) - Chỉ hai tháng cuối năm, các tỉnh miền Trung liên tiếp gánh 5 đợt mưa lũ lớn khiến 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương, nặng nhất là Bình Định.

Tại cuộc họp trực tuyến ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền Trung ngày 17/12, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, giữa tháng 10 đến nay, miền Trung xảy ra liên tiếp 5 đợt mưa lũ bất thường.

 
Điển hình từ 30/10 đến 10/11, lũ xảy ra trên các sông từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên kéo dài hơn 10 ngày. Tiếp theo là các đợt ngày 30/11-9/12, lũ diễn ra diện rộng từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận. Chỉ ba ngày sau, miền Trung lại đón đợt lũ mới bắt đầu ngày 12/12 trên phạm vi rất rộng Quảng Bình - Ninh Thuận và lên cả Gia Lai với lượng mưa có nơi 600-700 mm, gây lũ đặc biệt lớn ở khu vực này.
 
Tổng lượng mưa trong khoảng 2 tháng qua nhiều nơi lớn hơn trung bình cả năm, đặc biệt một số khu vực mưa trên 2.500 mm như Trà My (Bắc Trà My, Quảng Nam) 2.600 mm, Minh Long (Quảng Ngãi) 2.700 mm. 
 
 

Miền[-]Trung:[-]Khoảng[-]100[-]người[-]chết[-]sau[-]5[-]đợt[-]mưa[-]lũ[-]

Lần đầu tiên người dân Bình Định hứng mưa lũ liên tiếp. Ảnh: NPV.
 
Mưa lớn khiến lũ các sông lên mức báo động 3, có nơi trên báo động 3. Nhiều khu vực xấp xỉ mức lũ lịch sử như ở sông Vệ, sông Kone, sông Ba. Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng xảy ra ở tất cả các tỉnh; nhiều tuyến giao thông bị chia cắt, đời sống người dân trong vùng thiên tai bị tổn thất nặng nề.
 
Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ hai tháng qua làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 300.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.500 tỷ đồng. 
 
Riêng đợt mưa lũ ngày 12-16/12 làm 15 người chết, mất tích. Trong đó, Bình Định nhiều nhất với 6 người chết và 5 mất tích, Thừa Thiên Huế 3 người, Khánh Hòa 1 người.
 
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định "lần đầu tiên chúng tôi phải dùng từ đặc biệt lớn với đợt lũ này", bởi nó đang lặp lại lịch sử của năm 2013.
 
Ông Cường cho biết thêm, mưa sẽ giảm dần từ ngày mai và lũ sẽ xuống. Tuy nhiên khoảng cuối tháng mưa lớn gia tăng trở lại nên người miền Trung không được chủ quan, lượng mưa có thể lên 200-300 mm. 

Bình Định "quay lại 10 năm trước" 
 
Là một trong địa phương chịu hậu quả nặng nề của những đợt mưa lũ, chủ tịch UBND Bình Định Hồ Quốc Dũng nói: "Lần đầu tiên chúng tôi hứng chịu lũ khủng khiếp như vậy. Hiện vẫn còn 70 xã bị chia cắt, hàng nghìn người chưa được về nhà, toàn bộ hệ thống giao thông ngập trong nước, 14 hồ chứa chảy qua thân đập dẫn đến nguy cơ vỡ đập. Ít nhất 31 người chết, 10 người bị thương và hàng chục nghìn ngôi nhà ngập và đổ sập. Ông Dũng cho biết đã bỏ rất nhiều ngân sách để khắc phục hậu quả. 
 
Cho rằng sau 5 đợt mưa lũ, cơ sở hạ tầng của Bình Định đã quay lại "10 năm về trước" nên theo ông Dũng, nếu Chính phủ hỗ trợ vài trăm tỷ đồng cũng không thay đổi được nhiều. Bên cạnh đó, 50.000 học sinh của tỉnh đang đối mặt với tình trạng bỏ học bởi toàn bộ sách vở của các em đã bị lũ cuốn, tiền học phí không có để trang trải.
 
Chủ tịch tỉnh Bình Định kiến nghị Chính phủ giành một gói ODA để tái thiết, khôi phục cơ sở hạ tầng cho Bình Định và các tỉnh miền Trung nói chung.
 
Các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cũng đề nghị sự giúp đỡ về ngân sách do ảnh hưởng của nhiều đợt mưa lũ vừa qua.
 
Thủ tướng: Không để dân chịu cảnh 'màn trời chiếu đất'
 
Gửi lời thăm hỏi, chia buồn với thân nhân các gia đình có người thiệt mạng do mưa lũ, chia sẻ khó khăn với miền Trung, Thủ tướng yêu cầu các địa phương huy động lực lượng hỗ trợ vùng thiên tai nặng, không để người dân lâm cảnh "màn trời chiếu đất", tập trung khắc phục cơ sở hạ tầng, bảo đảm giao thông bình thường, chuẩn bị các điều kiện cho vụ đông xuân mới.
 
Hiện nước chưa rút hẳn nên Thủ tướng lưu ý việc đầu tiên các địa phương cần làm là ứng phó, cứu hộ kịp thời không để thiệt hại tiếp tục xảy ra, đặc biệt là an toàn các hồ đập. Thủ tướng cũng yêu cầu địa phương tập trung cứu dân, không để đói, khát, bệnh tật, nước rút đến đâu vệ sinh môi trường đến đó. 
 
"Phòng chống mưa lũ là điều kiện để thử thách khả năng lãnh đạo của các địa phương xem các đồng chí có sát dân không, có sáng tạo và quyết liệt không? Từ đó làm sao khắc phục sớm hậu quả thiên tai, ổn định đời sống người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mưa đã giảm, lũ trên các sông đã đạt đỉnh và đang xuống, hiện ở mức báo động 2-3. Trưa mai, mực nước các sông tiếp tục xuống và chủ yếu ở mức báo động 1-2.

 

Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng nghiêm trọng tiếp diễn tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai; còn Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa giảm dần.
T. H
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Miền Trung: Khoảng 100 người chết sau 5 đợt mưa lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI