Con số sự kiện
Làm sạch hơn 11.300ha đất nhiễm bom, mìn phục vụ sản xuất
(09:31:59 AM 11/04/2013)Hình ảnh minh họa
Tại Thừa Thiên - Huế, tất cả các loại đất trên địa bàn tỉnh đều bị nhiễm bom, mìn; trong đó đất thổ cư nhiễm nhiều nhất với tỷ lệ 99,9% và đất nông nghiệp là 97,3%. Có 148/152 xã, phường của tỉnh bị nhiễm bom, mìn, vật nổ; trong đó bom là loại nguy hiểm nhất. Về mức độ nhiễm bom, mìn có hơn 22% số xã, phường ở mức cao; 7,8% xã, phường ở mức rất cao và 70% xã, phường tác động ở mức trung bình. Thời gian qua, tỉnh đang tập trung rà phá bom, mìn ở hai loại đất thổ cư và nông nghiệp. Số bom, mìn đã thu được rất lớn với nhiều loại nguy hiểm, như bom lớn thu được 45 qủa, có 9 quả nặng trên 1000 bảng Anh, 36 qủa nặng dưới 1000 bảng Anh. Bom bi thu được 3070 qủa; đạn M79, pháo, cối hơn 3500 qủa; mìn, lựu đạn hơn 3000 qủa…
Nam Đông là huyện có diện tích đất được làm sạch bom, mìn nhiều nhất tỉnh với khoảng gần 5000ha trên tổng số gần 18.000ha đất bị nhiễm bom, mìn. Huyện đã thực hiện nhiều dự án rà phá bom, mìn như từ năm 2009 đến nay, Công ty rà phá bom, mìn 319 - Bộ Quốc phòng đã tháo gỡ, xử lí hàng nghìn qủa đạn pháo, bom, mìn; qua đó làm sạch hàng trăm ha đất. Trước đây, trên địa bàn các xã Hương Phú, Hương Sơn, Hương Hòa… nhiều vùng đất bị bỏ hoang vì nhiễm bom, mìn nhưng ngay sau khi làm sạch bom, mìn hiện đã hình thành các thôn, bản định canh, định cư mới. Những vùng đất được làm sạch bom, mìn, người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã phát triển kinh tế bằng việc trồng cao su cho thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha; trồng rừng kinh tế, như keo, tràm cho thu nhập 40 triệu đồng/ha; kinh tế vườn với các loại cây cau, chuối, ớt… cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/ha.
Hiện Thừa Thiên-Huế có khoảng hơn 172.406ha đất bị nhiễm bom, mìn, vật nổ, chiếm 34,4% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Diện tích đất bị nhiễm bom, mìn nhiều nhất là ở các huyện: A Lưới gần 65.000ha, Phong Điền hơn 39.000ha, Nam Đông gần 18.000ha... Tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn do bom, mìn gây ra. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ rà phá bom, mìn. Điển hình như dự án “dò mìn, xử lý mìn, vật liệu nổ và phát triển cộng đồng” do Chính phủ Ôxtrâylya tài trợ, từ năm 2002; dự án "rà phá bom, mìn phục vụ mục tiêu tái định cư" do chính phủ Đức tài trợ, từ năm 2010.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.