Con số sự kiện
Hơn 200 tỉ xây Cung Trí Thức để... bỏ không
(19:51:07 PM 09/07/2011)Cung Trí Thức được xây dựng trên diện tích rộng 6.668m² tại khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) với tổng mức đầu tư 202 tỉ đồng, khởi công ngày 30/6/2007 và khánh thành trong tháng 10/2010. Cung Trí Thức là món quà có ý nghĩa lớn của thành phố dành cho giới văn nghệ sĩ, trí thức Thủ đô nhân kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Lời mời không đắt
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thanh - Giám đốc Cung Trí Thức - cho biết, thành phố Hà Nội bố trí diện tích cho 36 đơn vị (đợt 1), hiện nay một số đơn vị đã nhận bàn giao diện tích thuê và chuyển đến làm việc.
Theo bà Thanh, một số đơn vị được mời đến làm hợp đồng nhưng họ có công văn trở lại đề nghị xin không thuê diện tích làm việc như: Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ hỗ trợ thiên tai Miền Trung, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Lý do họ đưa ra là đã có cơ sở làm việc ổn định, Cung Trí Thức cũng không thuận tiện cho hoạt động nên họ không có nhu cầu chuyển đến.
Một số đơn vị khác dù đã được quản lý Cung gửi công văn mời đến làm thủ tục hợp đồng thuê nhà nhưng họ vẫn chưa đến làm hồ sơ, thủ tục ký hợp đồng thuê như: Hiệp hội Hóa học Hà Nội, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Hội làm vườn…
“Những trường hợp trên sau ngày 15/7, nếu họ không nộp hồ sơ và ký hợp đồng, chúng tôi sẽ bố trí cho các tổ chức, hiệp hội khác có nhu cầu thuê vào sử dụng”, bà Thanh nói.
"Ao nước" xuất hiện trong Cung
Về việc một số hạng mục tại Cung Trí Thức bị hỏng hóc, bà Thanh cho biết ngay sau khi phát triện đợn vị này đã có công văn yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình khẩn trương sửa chữa khắc phục, đảm bảo cho công trình hoạt động bình thường.
“Hiện tại, công trình vẫn đang trong thời gian bảo hành theo quy định. Nhà thầu đã và đang sửa chữa khắc phục những tồn tại thấm dột tại công trình”, bà Thanh nói.
Theo quan sát của chúng tôi vào chiều ngày 8/7, mặc dù trời không mưa tầng hầm vẫn còn ngập nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
- Di dời và đốn hạ 453 cây xanh để làm tuyến metro số 2
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường