Con số sự kiện
Đắk Lắk: Trên 20.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng
(20:42:13 PM 05/05/2015)Ảnh minh hoạ
Trong tuần qua, tại Đắk Lắk đã có vài cơn mưa dông cục bộ nhưng lượng mưa không đồng đều. Riêng các huyện phía Đông của tỉnh liên tục trong 10 tháng chưa hề có mưa nên tình hình khô hạn, thiếu nước sinh hoạt cho người, tình trạng thiếu nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng càng thêm gay gắt. Toàn tỉnh đã có trên 200 công trình thủy lợi, hầu hết các dòng suối, giếng đào đều khô kiệt nước. Các hồ, đập vừa và lớn như Ea Súp thượng, Krông Búk hạ, Ea Kao, Buôn Triết, Buôn Yong, Buôn Tría… trữ lượng nước chỉ còn từ 10 đến 20%. Đây cũng là năm trữ lượng nước trong các hồ, đập vừa và lớn giảm nhiều nhất từ trước đến nay. Mực nước ngầm trên địa bàn cũng giảm nghiêm trọng, nhiều giếng khoan sâu hàng trăm mét vẫn không có nước…
Các huyện, thành phố đã tăng cường thực hiện các giải pháp đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt, đời sống của nhân dân, phục vụ sản xuất, như đắp các đập bổi trên suối để nâng cao mực nước, đào sâu các kênh mương, lạch dẫn nước từ sông vào trong các hệ thống kênh hoặc dùng máy bơm để bơm nước từ các sông vào các hồ, đập tạm để đồng bào lấy nước sinh hoạt. Các địa phương cũng trích ngân sách hỗ trợ kịp thời bà con ở những vùng bị khô hạn nặng, vùng thiếu nước sinh hoạt để mua máy bơm, nạo vét, khoan giếng, mua thêm các phương tiện chứa nước, tận dụng tối đa các nguồn nước để lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của đồng bào. Riêng đối với địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, ngoài việc cắt nước luân phiên theo từng khu vực, ở những khu dân cư trên đồi cao, xa trung tâm thành phố, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước của tỉnh đã bố trí phương tiện chở nước đến phục vụ miễn phí cho đồng bào.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 50.000 ha cây trồng bị khô hạn, trong đó có trên 40.000 ha cà phê, trên 9.200 ha lúa nước vụ đông xuân, còn lại là ngô lai, rau màu... khiến năng suất cây trồng bị giảm hoặc mất trắng, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
-
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
-
Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
-
Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
-
Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
-
Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
-
200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
-
Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
-
Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
.jpg)