Con số sự kiện
Chìm phà ở Philippines: Hơn 200 người mất tích
(09:27:22 AM 18/08/2013)
Hơn 600 người được cứu sống, ít nhất 31 người thiệt mạng và hơn 200 người vẫn còn mất tích; một số có thể đang bị mắc kẹt bên trong chiếc phà đã chìm sâu 33 m dưới mặt nước. Theo số liệu mới nhất của lực lượng bảo vệ bờ biển, lúc đó chiếc phà chở 752 hành khách và 118 người thuộc thủy thủ đoàn.
Thiếu tướng hải quân Luis Tuason, thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển, thông báo sẽ có thêm nhiều thợ lặn được cử đến với thiết bị lặn sâu để tìm kiếm các thi thể người mất tích. Ông cho biết còn nhiều thi thể nữa nhưng do các thợ lặn bị vướng vào dây thừng giăng mắc bên trong phà nên công việc tìm kiếm các thi thể gặp khó khăn. Một giới chức bảo vệ bờ biển khác xác nhận tàu hàng Sulpicio Express 7, với 36 thành viên thủy thủ đoàn, đã không bị chìm. Nhà chức trách sẽ tiến hành điều tra vụ việc sau khi hoạt động cứu nạn kết thúc.
Đài BBC cho biết chiếc phà đã chìm khoảng 30 phút sau vụ đụng tàu. Những người sống sót kể lại rằng hàng trăm hành khách đã nhảy xuống biển khi phà bắt đầu loạng choạng và đổ nghiêng, còn thủy thủ đoàn thì phân phát phao cứu sinh. Trong khi đó, nhiều hành khách còn đang ngủ và một số khác tìm đường thoát thân trong màn đêm. Anh Jerwin Agudong cho biết anh và các hành khách khác đã nhảy qua mạn tàu ngay trước mũi tàu hàng. Anh kể: “Dường như một số người không thể ra ngoài được. Tội nghiệp đám trẻ con. Chúng tôi nhìn thấy nhiều xác chết bên cạnh mình”.
Ông Danny Palmero, từng là ngư dân, kể lại ông đã cùng bạn bè cứu được 7 người nhờ chiếc ca nô máy của mình. Ông nhớ lại: “Chúng tôi chỉ kéo những người sống sót lên còn những người chết thì đành chịu. Tôi nghe thấy nhiều tiếng la hét và khóc lóc”.
Chiếc phà 11.000 tấn gặp nạn kể trên đã quá cũ kỹ với 40 năm hoạt động, được điều hành bởi Công ty 2Go do người Trung Quốc làm chủ sở hữu. Ba năm trước, công ty này đã trở thành đơn vị điều hành phà lớn nhất ở Philippines sau khi một số công ty nhỏ liên doanh lại. Công ty 2Go ra thông báo cho rằng chiếc phà bị tàu hàng đụng phải, gây hư hại lớn khiến nó bị chìm. Tuy nhiên, bà Joy Villages, thuộc văn phòng theo dõi các vụ việc công của lực lượng bảo vệ bờ biển, thừa nhận hiện vẫn còn quá sớm để xác định nguyên nhân vụ đụng tàu.
Tai nạn hàng hải là chuyện thường xảy ra ở Philippines. Thảm họa trên biển tệ hại nhất thế giới đã xảy ra ở nước này vào tháng 9-1987 khi chiếc phà Dona Paz đụng phải một tàu chở dầu, làm hơn 4.000 người thiệt mạng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.