Con số sự kiện
CEPF hỗ trợ gần 10 triệu USD cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học
(18:07:56 PM 13/12/2012)
CEPF hỗ trợ gần 10 triệu USD cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học - Ảnh minh họa
Sau khi cập nhật Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái – một chiến lược bảo tồn theo định hướng của các bên có liên quan, Hội đồng nhà tài trợ đã quyết định tái đầu tư vào điểm nóng Indo-Burma. Tổng số 8,85 triệu USD tái đầu tư sẽ bắt đầu khi chương trình đầu tư 5 năm ban đầu của CEPF dự định kết thúc vào tháng 6 năm 2013. Quyết định tái đầu tư vào điểm nóng này – bao gồm các vùng đất liền của Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và một phần Nam Trung Quốc – sẽ giúp hạn chế được việc ngắt quãng giữa các giai đoạn tài trợ, đảm bảo tính liên tục của các nỗ lực bảo tồn do các tổ chức xã hội dân sự tiến hành ở một trong những điểm nóng bị đe dọa lớn nhất và tận dụng được nguồn tài chính từ các tổ chức đã hỗ trợ cho quá trình cập nhật Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái.
Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái được cập nhật do sự trợ giúp từ các Quỹ MacArthur, Margaret A. Cargill, McKnight và CEPF phối hợp với BirdLife International in Indochina, Tổ chức bảo tồn quốc tế-Chương trình Trung Quốc, Vườn thực vật và Nông trại Kadoorie, Học viện Samdhana và Quỹ Phát triển và Môi trường xanh Vân Nam.
“Tài trợ của CEPF là một nguồn hỗ trợ đặc biệt quan trọng cho các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thực sự trong khu vực. Trong bối cảnh vài năm gần đây, một số nhà tài trợ quốc tế đã mất dần sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực bảo tồn, nếu thiếu sự hỗ trợ tài chính từ CEPF, chắc chắn số lượng các mục tiêu bảo tồn sẽ không đạt được nhiều như vậy, ” ông Jonathan C. Eames, thành viên của Danh hiệu đế chế Anh (OBE), Quản lý dự án BirdLife/CEPF phát biểu. “Các mối đe dọa mà đa dạng sinh học đang phải đối mặt trong khu vực đang tăng lên trong thời gian này và hỗ trợ từ CEPF, dù mang tính thực tế nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Cần có sự cam kết mạnh mẽ hơn từ cộng đồng quốc tế nếu chúng ta muốn thành công trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học.”
Danh mục đầu tư cho các dự án tăng lên tỉ lệ thuận với số lượng các dự án tài trợ cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước. Trong hai lần mời gửi thư yêu cầu tài trợ đầu tiên, số lượng các tổ chức trong nước gửi đề xuất dự án chỉ chiếm 40% nhưng con số này đã tăng lên 75% trong đợt gửi thư lần thứ tư gần đây.
“Sự lớn mạnh về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự địa phương là điều đáng mừng nhất,” ông Eames nhận xét thêm. “Chúng tôi nhận thấy các tổ chức này thực sự năng động trong các lĩnh vực không phải là thế mạnh của các tổ chức quốc tế như hỗ trợ các sáng kiến bảo tồn dựa trên việc đảm bảo sinh kế, vận động chính sách và giáo dục. Và tương ứng, các tổ chức quốc tế, trong tương lai được báo trước, được mong đợi sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học bảo tồn ứng dụng và lập kế hoạch. Đây là những lĩnh vực các tổ chức bảo tồn trong nước thường thiếu và đang cố gắng cải thiện.”
CEPF bắt đầu chương trình đầu tư 5 năm của mình ở Đông Dương từ tháng 7 năm 2008 và tổ chức BirdLife International được chọn là Nhóm thực hiện cấp vùng. Hoạt động theo Bản mô tả sơ lược các hệ sinh thái được xây dựng qua quá trình họp tư vấn vào năm 2003 và được cập nhật năm 2011, chiến lược đầu tư của CEPF tập trung vào sông Mekông và các nhánh chính, vùng đá vôi giữa Trung Quốc - Việt Nam. Trong giai đoạn tái đầu tư tới đây, khu vực hồ Tonle Sap và vùng ngập nước, dãy núi Hải Nam và Myanmar được đưa vào thêm trong danh sách các khu vực địa lý được ưu tiên.
Trong giai đoạn 5 năm đầu tiên, chương trình tài trợ của CEPF đã tạo ra ảnh hưởng tích cực tới công tác bảo tồn loài, địa điểm và hành lang địa lý quan trọng cũng như mang lại lợi ích hữu hình về sinh kế cho các cộng đồng địa phương và nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. Tới nay, các dự án do CEPF tài trợ trong điểm nóng đã xác định và/hoặc bảo vệ quần thể chính của 47 loài bị đe dọa toàn cầu, thành lập nhóm bảo tồn tại chỗ cho 11 loài và kế hoạch bảo vệ nơi sinh sản cho 9 loài trong số đó. Công tác bảo vệ và quản lý được đẩy mạnh trên diện tích 1,5 triệu hecta trải dài qua 24 điểm đa dạng sinh học chính trong khu vực và giúp thành lập các khu bảo tồn mới với diện tích hơn 30,000 hecta. Bên ngoài các khu bảo tồn, các mục tiêu bảo tồn đã được gắn kết với chương trình quản lý của hơn 160,000 hecta đất sản xuất, mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự đã bày tỏ sự quan ngại về tác động của việc phát triển thủy điện trên sông Mekong và các nhánh chính tới kinh tế, xã hội và môi trường cũng như giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng lên tiếng về vấn đề này. Cùng với việc hưởng lợi từ việc tiếng nói có trọng lượng hơn, hơn 100 cộng đồng địa phương trong khu vực cũng nhận được lợi ích trực tiếp từ việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Liên minh Châu Âu, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cơ bản của chương trình là thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.