Con số sự kiện
Các tỉnh Tây Nguyên xóa bỏ triệt để 218 cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng
(00:06:17 AM 04/09/2013)Các tỉnh Tây Nguyên xóa bỏ triệt để 218 cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng -Ảnh minh họa IE
Trong đó, tỉnh Đắk Lắk đã đình chỉ hoạt động 67 cơ sở chế biến gỗ, tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’Leo, Cư M’gar. Đây là những địa bàn lâu nay thường xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác gỗ trái phép nhiều nhất tỉnh. Tỉnh Gia Lai, Đắk Nông cũng đình chỉ hoạt động hàng trăm cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng, các cơ sở vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến gỗ.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên kiên quyết không cấp mới Giấy đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở chế biến gỗ không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc không phù hợp với quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn. Các tỉnh Tây Nguyên cũng thành lập các đội liên ngành tăng cường quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở chế biến gỗ, xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở chế biến gỗ mua bán, nhập hóa đơn chứng từ gỗ không có nguồn gốc hợp pháp, nhà xưởng xây dựng tạm bợ, không được cơ quan thẩm quyền cấp phép xây dựng, không có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường…Tỉnh Đắk Lắk cũng đã có chính sách hỗ trợ, di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến lâm sản phát triển ổn định, bền vững, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, lao động, nguồn vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chế biến lâm sản, quản lý bảo vệ rừng, quản lý và bảo vệ môi trường…
Cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, trước đây, các tỉnh Tây Nguyên phát triển các cơ sở chế biến gỗ một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, không gắn với nguồn nguyên liệu lên đến trên 1.510 cơ sở; trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 522 cơ sở, Gia Lai có 483 cơ sở, Lâm Đồng có 423 cơ sở chế biến gỗ…Trong khi đó, công tác quản lý các cơ sở chế biến gỗ ở các tỉnh Tây Nguyên lại kém hiệu quả, thiếu kiểm tra, giám sát, nhất là các xưởng chế biến gỗ gần rừng, đặt trong rừng nên một số xưởng đã trở thành điểm tiêu thụ gỗ khai thác bất hợp pháp. Thậm chí, có địa bàn rừng trọng điểm ở Tây Nguyên trở thành “đường dây” theo chuỗi hành vi vi phạm từ khai thác, vận chuyển đến chế biến gỗ trái phép.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Các tỉnh Tây Nguyên xóa bỏ triệt để 218 cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.