Con số sự kiện
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến 39% dân số ĐBSCL
(08:31:08 AM 18/04/2013)Nước biển dâng cao bất thường ở Bạc Liêu. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập.
Như vậy, gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 9% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp. Đồng thời trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Giáo sư Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết kịch bản biến đổi khí hậu được cập nhật năm 2011 đã bổ sung các dữ liệu, kiến thức mới về hệ thống khí hậu và các phương pháp tính toán mới để đưa ra kịch bản chi tiết hơn, có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn hơn so với Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2009.
Các loại số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng, khí hậu, các trạm hải văn, dữ liệu vệ tinh, số liệu mô phỏng của mô hình được khai thác tối đa trong quá trình xây dựng kịch bản. Có kịch bản khí hậu chi tiết tới cấp độ tỉnh và nhỏ hơn.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên Môi trường đã xây dựng 3 kịch bản phát thải thấp, trung bình và kịch bản phát thải cao về biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Đặc biệt, trong đó có 7 khu vực ven biển của Việt Nam và các bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với mực nước biển dâng cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; 15 tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bà Rịa-Vũng Tàu với tỷ lệ 1:10.000 (tương đương cấp huyện); khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 1:5.000.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị việc sử dụng Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong việc đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu, cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực địa phương với các tiêu chí; tính đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường; tính bền vững; tính khả thi và khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển.
Đề cập đến việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020, ông Trương Đức Trí, Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết theo nội dung Quyết định 1474 của Thủ tướng Chính phủ, đã có 61 dự án ưu tiên cấp bách ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt, trong đó có 13 dự án được cấp kinh phí thực hiện trong năm nay. Mặt khác, thông qua hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này, tính đến nay Việt Nam huy động được tổng cộng 1,3 tỷ USD để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Việc triển khai, xây dựng và thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ được phân kỳ để thực hiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xác định mức độ ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tiễn và nguồn lực có được trong từng giai đoạn để đưa ra kịch bản phù hợp nhất.
Theo đó, kịch bản phát thải thấp và kịch bản phát thải trung bình sẽ được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn. Kịch bản phát thải cao sẽ được áp dụng cho các công trình vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn.
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu sẽ công bố kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực trong Báo cáo đánh giá lần thứ 5 vào năm 2014.
Do đó, Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam được tiếp tục cập nhật vào năm 2015. Các báo cáo tác động và khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu sẽ được rà soát, cập nhật khi kịch bản mới được công bố.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.