Con số sự kiện
70 loài mới được phát hiện tại Việt Nam
(20:10:30 PM 04/06/2015)Nhiều loài trong số này đã có nguy cơ bị đe doạ - theo báo cáo mới nhất của WWF gửi cho Tin Môi Trường trong ngày kỉ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam (4/5). Các loài của Việt Nam chiếm tới hơn một nửa số loài được tìm thấy tại Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng.
Trong tổng số 139 loài động thực vật mới được phát hiện có 90 loài thực vật, 23 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 9 loài cá, và 1 loài động vật có vú được tìm thấy ở các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng và được mô tả trong báo cáo thường niên Mekong kỳ diệu, do WWF-Việt Nam phát hành ngày hôm nay. Trong số các loài này có loài Cá sấu kỳ giông (Tylototriton shanorum) của Myanmar - một loài có môi trường sinh sản đang bị đe dọa, Ong cai ngục (Sirindhornia chaipattana) của Thái Lan, Rắn ẩn mình (Lycodon zoosvictoriae) của Campuchia và loài bò sát (Cyrtodactylus vilaphongi) thứ 10.000 được phát hiện ở Lào.
Như vậy, số loài mới được tìm thấy ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, được nâng lên tổng cộng 2.216 loài trong quãng thời gian từ 1997 đến 2014, trung bình ba loài mới được phát hiện trong một tuần.
“Ngày hôm nay, WWF-Việt Nam kỉ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam và chúng tôi vô cùng phấn khích khi thấy Việt Nam sở hữu số lượng loài vô cùng đa dạng, trong đó có một số loài độc đáo nhất thế giới và giá trị đa dạng sinh học còn nhiều tiềm ẩn cần được khám phá,” Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam chia sẻ. “Hệ sinh thái giàu có với tầm quan trọng toàn cầu thực sự là món quà mà thiên nhiên ban tặng Việt Nam, vì vậy chúng ta cần chung tay bảo vệ cho muôn đời sau”.
Loài côn trùng lớn thứ hai thế giới là một loài Bọ que dài 54cm, được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam, cách nơi người dân sinh sống chưa đến một kilômet.
Một loài có giá trị quan trọng đối với hệ sinh thái không kém là loài Dơi muỗi với cặp nanh rất dài. Tuy nhiên, kẻ thù chính của loài dơi lại chính là con người bởi sinh cảnh sống của chúng tại Lào có thể bị biến mất do việc xây đập thủy điện và khai thác đá.
Loài Ếch gai đổi màu được tìm thấy trong những cánh rừng của Việt Nam, với những chiếc “gai” trắng hình nón đặc trưng trên lưng con đực, có thể giúp chúng trong việc tìm bạn đời.
Một loài khác mới được phát hiện tại Campuchia là loài Rắn ẩn mình với họa tiết “dơi bay” độc đáo giúp chúng lẩn trong những thân cây và rêu, nơi trú ẩn của chúng.
Một loài cá sấu kì giông ở Myanmar cũng có thể gặp rắc rối khi nơi sinh sản chính của chúng đang bị đe dọa bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng. Nhu cầu về loài này đã xuất hiện trong mạng lưới buôn bán thú nuôi quốc tế, với những cá thể được tìm thấy trong các cửa hàng thú cảnh châu Á. Nhiều loài lan trong đó có hai loài lan mới cũng đã bị buôn bán trên thị trường.
“Chúng ta mới chỉ lướt qua bề nổi của những phát hiện mới tại Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng,” Carlos Drews, Giám đốc Chương trình Loài Toàn cầu của WWF cho biết. “Ngay khi vừa được phát hiện, các loài đã phải đối mặt với những nguy cơ rất lớn. Liệu rằng đã có bao nhiêu loài đã biến mất trước khi chúng kịp được phát hiện?”
Những áp lực này bao gồm đề xuất xây dựng một con đường xuyên biên giới qua Khu bảo tồn Mondulkiri của Campuchia, hai con đập không bền vững ở Lào, tốc độ mất rừng tăng cao và việc săn bắn trái phép vẫn tiếp diễn.
Cam kết bảo vệ sinh cảnh quan trọng cho các loài hoang dã là tối cần thiết, với sự hợp tác xuyên biên giới nhằm đưa ra các quyết định bền vững cho các vấn đề như xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng lớn, trong đó có đập thủy điện.
“Trong chiến lược 5 năm tiếp theo, WWF-Việt Nam hướng đến bảo tồn hiệu quả, quản lý bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời mở rộng phạm vi ảnh hưởng của tổ chức để đưa ra những chiến lược môi trường quan trọng, đóng góp cho bảo tồn và phát triển của quốc gia một cách bền vững,” Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh tuyên bố.
Ảnh: WWF-Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
- Di dời và đốn hạ 453 cây xanh để làm tuyến metro số 2
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường