Con số sự kiện
7 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí trong nhà
(09:06:45 AM 15/11/2014)Ngày 12/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, mỗi năm có hàng triệu người, chủ yếu tại các nước đang phát triển chết vì ô nhiễm không khí trong nhà, do việc sử dụng các nhiên liệu nguy hiểm như than, dầu, củi, rác thải nông nghiệp… Trước tình trạng này, WHO kêu gọi người dân sử dụng nhiên liệu sạch và thiết kế khu bếp nấu an toàn sạch sẽ.
Ảnh minh họa: planeterra.org
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, gần 3 tỷ người trên thế giới đang không được tiếp cận với nhiên liệu sạch và việc đảm bảo vệ sinh trong bếp núc, sưởi ấm và chiếu sáng. Mỗi năm, có hơn 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí. Trong số đó, có khoảng 4,3 triệu người ở các nước đang phát triển. Các chuyên gia của WHO cảnh báo, ô nhiễm trong nhà có thể dẫn tới các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư phổi, viêm phổi, thiếu máu … Bởi vì khí CO2 mà nhiên liệu rắn như gỗ than đá, phân động vật, củi thải ra ngay tại nơi ở đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Báo cáo của WHO cho thấy, hơn 95% hộ gia đình ở khu vực cận sa mạc Sahara ở châu Phi thường xuyên sử dụng các nhiên liệu thô trong nấu ăn. Trong khi đó, một lượng lớn dân số ở Trung Quốc, Ấn Độ, các nước châu Mỹ Latin cũng tiềm ẩn những nguy cơ như vậy. Trước thực trạng đáng báo động này, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra một số hướng dẫn trong việc sử dụng các nhiên liệu trong sinh hoạt.
Điều phối viên Y tế của WHO Carlos Dora cho rằng, người dân tuyệt đối không nên sử dụng than và dầu hôi chưa qua chế biến. Việc sử dụng quạt gió hay mở cửa để đuổi khí độc ra ngoài chỉ gây thêm ô nhiễm bên ngoài xung quanh nơi ở không giải quyết được vấn đề, mà bắt buộc phải dùng nhiên liệu sạch như năng lượng mặt trời, Ethanol, khí đốt hóa lỏng… Tại những khu vực còn khó khăn, giới khoa học đang phát triển những chiếc bếp lò tiện ích, sử dụng kỹ thuật nấu ăn để tiêu thụ nhiên liệu một cách hiệu quả hơn.
Chuyên gia của WHO đề xuất giải pháp kinh tế và an toàn cho vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà như sử dụng các loại bếp nấu sạch, rẻ tiền như lò dẫn điện với giá chỉ khoảng 8 USD ở Ấn Độ hay dùng các bóng điện dẫn năng lượng mặt trời ở châu Phi giá 1 USD.
Tuy nhiên vì mục tiêu bền vững cho môi trường và sức khỏe con người, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi tăng cường việc sử dụng nhiên liệu sạch và tiếp cận với các thiết bị làm bếp, sưởi ấm sạch và hiện đại hơn đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hưởng ứng chiến dịch tuyên truyền sử dụng dự án Join Global for Clean Cookstoves của Liên Hợp Quốc, nhiều quốc gia, tổ chức và đông đảo nghệ sĩ tên tuổi thế giới đã tham gia.
Trong thông điệp của mình, nữ diễn viên điện ảnh Mỹ Julia Robert chia sẻ: “Ô nhiễm không khí trong nhà do sử dụng nhiên liệu chưa qua chế biến như than đá, củi đốt trong nấu ăn và sinh hoạt đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe chúng ta đặc biệt phụ nữ và trẻ em nhỏ. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người mắc bệnh do hít phải khí độc hại ngay tại nơi mình đang sống. Một tin tốt, là chúng ta đang có giải pháp cho vấn đề này. Đó là việc WHO phát động chương trình Xây dựng bếp ăn an toàn trên toàn cầu. Dự án với tham dự của hơn 130 đối tác tham gia nhằm cải thiện đời sống nội trợ cho phụ nữ. Với Dự án Global clean Cookstoves giúp giảm ô nhiễm môi trường. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng điều đó sẽ làm cuộc sống của bạn thay đổi”.
Trong hai ngày 20 và 21/11 tới, các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà khoa học sẽ gặp nhau ở New York (Mỹ) để tham gia Hội nghị với chủ đề “Bếp ăn sạch sẽ-an toàn, đầu tư cho tương lai”.
Hội nghị nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường và chương trình hành động, quyết sách và cam kết về tài chính để tạo ra những bếp ăn an toàn, sạch sẽ trên khắp thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
- Di dời và đốn hạ 453 cây xanh để làm tuyến metro số 2
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường