Thứ năm, 21/11/2024, 21:00:30 PM (GMT+7)

176 vụ phá rừng trong vòng 8 tháng Tin ảnh

(14:56:56 PM 27/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Đó là con số mà kiểm lâm thống kê tại 14 xã của huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế... Theo nguồn tin của người dân về tình trạng tàn phá rừng tự nhiên, chúng tôi tìm đến vùng rừng Khe Kiền thuộc xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế.

 

Một cây to khoảng hai người ôm vừa bị đốn hạ, vết cưa còn rất mới - Ảnh: THÁI LỘC

 

Sau khi đi qua một con đường mòn dài chừng 2km, băng qua một đám rừng keo và một khe suối cây bụi rậm rạp, chúng tôi đến sườn núi cao với một cảnh tượng vô cùng ngổn ngang của củi gỗ, tro than... Trên diện tích rộng chừng 1ha rừng đã bị đốt cháy còn trơ lại hàng trăm gốc cây to san sát, trong đó rất nhiều gốc đường kính 40-50cm, nhiều gốc lớn đến hơn hai người ôm. Hàng chục cây gỗ lớn nằm la liệt trên những bãi tro than. Nhiều chỗ còn để lại dấu vết cưa xẻ chứng tỏ người ta đã chọn những thân cây lớn, gỗ tốt tổ chức xẻ thành phách chuyển ra khỏi rừng trước khi đốt đi.

 

Không chỉ ở xã Hồng Thượng, đi dọc gần 100km đường Hồ Chí Minh qua huyện A Lưới, hầu hết các dãy núi có rừng tự nhiên dọc hai bên đường đều thấy sự loang lổ nhiều đám rừng vừa bị đốt phá. Ông Lê Nhân Đức, hạt trưởng Hạt kiểm lâm A Lưới, thừa nhận tình trạng phá rừng tự nhiên để làm rẫy ở A Lưới gia tăng trong năm nay. Từ đầu năm đến giữa tháng 8, kiểm lâm thống kê được 176 vụ phá rừng diễn ra tại 14 trong tổng số 21 xã của huyện. Tổng diện tích rừng bị đốt phá chừng 40ha, chủ yếu do bà con dân tộc thiểu số đốt để làm nương rẫy. Đơn vị này phối hợp với chính quyền đã lập biên bản xử lý 136 vụ, tổng mức phạt hơn 115 triệu đồng. Số còn lại vẫn đang tiếp tục điều tra để xử lý. Ông Đức nhận xét: “Tình trạng phá rừng đang ở mức báo động; nhiều cánh rừng tự nhiên với nhiều cây to bị đốn hạ thấy mà xót ruột!”.

 

Theo ông Lê Nhân Đức, việc phá rừng gia tăng chủ yếu do xây dựng các hồ thủy điện trên địa bàn huyện A Lưới đã khiến khoảng 1.000 hộ dân của huyện thiếu đất sản xuất. Tương tự, ông Lê Xuân Hồng, cán bộ địa chính xã A Roàng, nơi có 50 vụ phá rừng kể từ đầu năm, cũng cho rằng việc làm thủy điện làm người dân mất nhiều ruộng lúa khiến họ phải chặt phá rừng để làm rẫy. Xã và kiểm lâm cũng quyết liệt kiểm tra nhưng không kiểm soát nổi tình trạng chặt phá vì không thể túc trực 24/24 giờ, khi mà những cánh rừng tự nhiên quá gần nhà dân. Mặt khác, bà con còn phân bì với lâm tặc bởi tình trạng phá rừng diễn ra trên địa bàn một cách ồ ạt nhưng chính quyền không kiểm soát được. 

(Nguồn: T.Lộc - N. HIển/TTO)
Từ khóa liên quan: 176 vụ, phá rừng, trong, vòng, 8, tháng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 176 vụ phá rừng trong vòng 8 tháng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI