Con số sự kiện
166 người thiệt mạng vì bão Sandy
(17:35:03 PM 02/11/2012)
Người dân Mỹ lao đao sau bão - Ảnh: News |
Mỹ là nước bị thiệt hại nặng nề nhất vì cơn bão này. Riêng tại thành phố New York đã có 39 người chết, tại New Jersey có 13 người.
Thiệt hại về tài chính do siêu bão gây ra ước tới 20 tỉ USD tài sản có bảo hiểm và 50 tỉ USD về kinh tế, gấp đôi dự đoán trước đó. Như vậy, Sandy đã trở thành thảm họa gây tốn kém thứ tư trong lịch sử của Mỹ, sau bão Katrina năm 2005, vụ tấn công ngày 11-9-2001 và bão Andrew 1992.
Sandy với sức gió 130km/giờ đánh vào bờ đông nước Mỹ kéo dài từ Carolina tới Connecticut, trở thành cơn bão có vùng ảnh hưởng lớn nhất đổ vào Mỹ trong hàng thập kỷ qua.
Bão Sandy đã khiến 8,5 triệu hộ dân ở 15 bang mất điện, hàng nghìn ngôi nhà bị chìm trong nước, hàng nghìn người thiếu lương thực, quần áo đang phải sống trong các lều tạm. New York mới khôi phục được điện cho 250.000 khách hàng, còn 650.000 hộ khác vẫn chìm trong bóng tối và dự kiến hàng tuần nữa mới có điện trở lại.
Bờ đông nước Mỹ hết xăng trên diện rộng do các nhà máy lọc dầu không hoạt động, bến cảng đóng cửa, các điểm nhập hàng bị phá hỏng và một đường ống dẫn dầu bị khóa vì mưa bão.
"Tôi đã đi bộ tới 20 khách sạn ở New York để tìm chỗ ngủ nhưng tất cả đều hết phòng. Tôi muốn đến nhà bạn ở Brooklyn nhưng taxi không nhận chở vì hết xăng. Điện thoại của tôi thì hết sạch pin" - Chris Swift, một giám đốc ngành quảng cáo ở Manhatan, nói về tình cảnh của mình sau khi căn hộ của ông mất điện.
Người dân quanh New York còn phàn nàn về việc thiếu cảnh sát và lo ngại tội phạm gia tăng trong tình trạng hỗn loạn.
Những ngôi nhà ngập chìm trong nước ở New Jersey - Ảnh: Herald Sun |
Tại New Jersey, toàn bộ vùng phụ cận của các thành phố ven biển đều chìm trong nước biển khi bão ập đến. Sau đó, nước rút đi để lại những tầng hầm ngập nước bốc mùi, hàng loạt xe hơi bị cuốn phăng hoặc nằm ngổn ngang trên phố.
Hơn 36.000 người sống sót sau cơn bão ở New York, New Jersey, Connecticut đã phải đăng ký nhận cứu trợ thiên tai từ liên bang và Nhà Trắng thông báo đồng ý chi 3,4 triệu USD cứu trợ trực tiếp cho các nạn nhân.
Haiti, Cuba thiệt hại nặng vì bão Sandy
Sau khi cơn bão quét qua, số thương vong ở Haiti - quốc gia thiệt hại nặng nhất vùng Carribean vì bão Sandy, đã lên hơn 50 người tính đến ngày 2-11, đẩy tổng số người chết vì bão Sandy lên 69 người ở vùng này.
Bão Sandy phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà, mùa vụ, hàng nghìn cây số đường nông thôn, hàng chục nghìn đầu gia súc ở quốc gia nghèo nhất châu Mỹ với thiệt hại ước tính đối với ngành nông nghiệp là 104 triệu USD.
Bão Sandy để lại nguy cơ nghèo đói và dịch tả ở Haiti - Ảnh: Wfuv |
"Tôi đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu trợ cho người dân Haiti, hỗ trợ chúng tôi cứu mạng sống người dân và giúp họ thoát khỏi nghèo đói", Thủ tướng Haiti Laurent Lamothe cho biết.
Bộ trưởng y tế Florence Guillaume cho hay rất nhiều ca nhiễm tả được phát hiện sau cơn bão và tình hình sẽ tồi tệ hơn nếu các điều kiện vệ sinh môi trường và thuốc men không được đáp ứng.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã đề nghị cứu trợ nước Mỹ và vùng Carribean. Chính phủ Venezuela cũng đề nghị xây 5.000 ngôi nhà cho người Haiti, điều ba máy bay và thuyền chở 240 tấn lương thực tới quốc gia này. Pháp cũng hứa xây lại bảy cây cầu bị sập, trong khi Mexico nhận cứu trợ lương thực.
Tại Cuba, bão Sandy đã làm chết 11 người, phá hủy hơn 188.000 ngôi nhà, 100.000ha mùa màng. Cơn bão đánh vào thàng phố Santiago de Cuba lớn thứ hai tại Cuba và các vùng nông nghiệp trọng điểm như vùng trồng mía, chuối, rau, đậu và cây lương thực cơ bản khác.
Phó chủ tịch Jose Ramon Machado cho hay một trong những vấn đề lớn nhất của chính quyền Cuba là phải đảm bảo được lương thực cho người dân trong những tháng tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.