Thứ năm, 21/11/2024, 13:49:21 PM (GMT+7)

108 người chết và mất tích do bão lũ

(10:57:12 AM 08/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Sáng 8-11, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho biết thiệt hại về người sau bão số 12 và đợt mưa lũ tiếp tục tăng lên, đã có 82 người chết, tăng 13 người so với báo cáo ngày 6-11.


108[-]người[-]chết[-]và[-]mất[-]tích[-]do[-]bão[-]lũ

Gần 1.000 nhà bè ở huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa bị xóa sổ, trong đó bãi Bày Đặt là nơi xác thuyền cá và xác nhà bè nuôi hải sản dạt vào nhiều nhất - Ảnh: NAM TRẦN
 
Đến sáng 8-11, thống kê tại Khánh Hòa đã có 37 người chết, Thừa Thiên - Huế 9 người, Quảng Nam 10 người, Quảng Ngãi 5 người, Bình Định 5 người, Phú Yên 1 người, Lâm Đồng 3 người, Kon Tum 1 người, Đắk Lắk 1 người và 10 người chết do sự cố chìm tàu vận tải tại khu vực biển Bình Định.
 
Hiện vẫn còn 26 người mất tích, giảm 4 người so với báo cáo ngày 7-11 do đã tìm thêm được 1 người mất tích ở Khánh Hòa và 3 người mất tích ở Thừa Thiên - Huế. 
 
Thiệt hại nhà ở sau bão và mưa lũ cũng tiếp tục tăng lên, 1.486 nhà đổ sập, 119.361 nhà tốc mái, hư hỏng. 
 
Thống kê về số nhà bị ngập lũ, theo Ban chỉ đạo trung ương, tại nhiều nơi nước lũ đã rút nhưng số nhà còn bị ngập vẫn còn rất nhiều. 
 
Tại Quảng Trị, toàn tỉnh có 764 nhà bị ngập 0,3-1,0m, một số nơi ngập sâu 1-2m, trong đó Hải Lăng có 507 nhà, Đắkrông 8 nhà, Triệu Phong 186 nhà, thị xã Quảng Trị 63 nhà.
 
Đến chiều tối 7-11, tại các huyện Triệu Phong, Đắkrông, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị nước đã rút, riêng địa bàn huyện Hải Lăng vẫn còn bị ngập 0,2 - 0,4m. 
 
Tại Thừa Thiên-Huế có 70.249 nhà ngập 0,2-0,8m, trong đó Huế có 45.200 nhà, thị xã Hương Trà 7.535 nhà, huyện Quảng Điền 2.320 nhà, thị xã Hương Thủy 2.943 nhà, huyện Phú Lộc 6.747 nhà, huyện Phú Vang 3.205 nhà, huyện A Lưới 218 nhà, huyện Phong Điền 1.981 nhà, huyện Nam Đông 100 nhà. 
 
Hiện nước đã rút, các tuyến đường chính tại TP Huế đã hết ngập. 
 
Tại Đà Nẵng có 11.520 nhà bị ngập, trong đó Hòa Vang có 10.431 nhà, Ngũ Hành Sơn 1.089 nhà. Đến nay, khu vực quận Ngũ Hành Sơn nước đã rút, không còn ngập nhà, chỉ ngập cục bộ một số đoạn đường. 
 
Riêng tại huyện Hòa Vang vẫn còn ngập diện rộng, nước rút chậm. 
 
Tại Quảng Nam có 4.814 nhà dân thuộc 82 xã, phường của các huyện/thị xã/thành phố Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Bắc Trà My, Hội An, Nam Trà My, Nam Giang, Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn, Tam Kỳ bị ngập sâu 0,5-1m, sâu nhất 1,5m. 
 
Hiện nước đang rút, còn khoảng 724 hộ dân còn bị ảnh hưởng, trong đó một số khu vực thuộc  Hội An nước còn ngập 10-20cm. 
 
Tại Quảng Ngãi, có 53 xã/phường thuộc 8 huyện/thành phố đã bị ngập gồm Bình Sơn có 10 xã, Sơn Tịnh có 4 xã, Nghĩa Hành có 9 xã, Tư Nghĩa có 7 xã, Mộ Đức có 4 xã; Đức Phổ có 5 xã; Sơn Hà có 5 xã; TP Quảng Ngãi có 7 phường. 
 
Đến nay, nước lũ đã cơ bản rút hết. 
 
Tại Bình Định, có 12 xã, phường thuộc 5 huyện, thành phố bị ngập sâu 0,5-1,0m. Huyện Tuy Phước có 4 xã; Phù Cát có 2 xã; Hoài Ân có 3 xã; An Lão 1 xã; thành phố Quy Nhơn 2 phường. 
 
Đến cuối ngày 7-11, còn 2.100 hộ dân thuộc 5 xã của 2 huyện Phù Cát và Tuy Phước bị ngập. 
 
Tại Phú Yên có 7.787 nhà bị ngập. Huyện Tuy An có 4.856 nhà, huyện Đồng Xuân có 2.931 nhà. Đến nay, nước cơ bản đã rút hết.
(Theo TTO)
Từ khóa liên quan: 108, người chết, mất tích, bão lũ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 108 người chết và mất tích do bão lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI