Con số sự kiện
1.200 tê giác bị giết, trong khi Nam Phi lại bỏ lệnh cấm buôn bán sừng 
(22:24:19 PM 21/01/2016)
Nỗ lực cứu tê giác bị cưa trộm sừng
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Môi trường Nam Phi, Edna Molewa cho biết tính tới cuối tháng 12/2015, số lượng tê giác bị giết hại bởi các tay săn trộm là 1.175 con, ít hơn 100 con so với năm 2008 và giảm nhẹ so với mức kỷ lục là 1.215 con trong năm 2014.
Tình trạng tàn sát này là do nhu cầu về sừng tê giác ở các nước châu Á tăng cao bởi sừng tê giác được cho là loại thuốc quý, điều mà giới khoa học luôn phản bác là thiếu căn cứ khoa học.
Dù Nam Phi đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn nạn săn trộm nhưng tình hình vẫn không khả quan. Thậm chí, chính phủ nước này đã bổ nhiệm một cựu tướng lĩnh quân đội để chịu trách nhiệm việc chống nạn săn trộm nhưng tê giác vẫn không ngừng bị sát hại.
Hồi tháng 11/2015, Tòa án tối cao Nam Phi đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán sừng tê giác tại nước này, với lý do lệnh cấm không những không hiệu quả mà còn khiến vấn nạn săn bắt trộm tê giác trầm trọng thêm và việc nối lại kinh doanh sừng tê giác hợp pháp sẽ hạn chế buôn bán "chợ đen" sản phẩm.
Tuy nhiên, quyết định của Tòa án Tối cao Nam Phi đang làm dấy lên một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ, khi các nhà bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm tại đây phản đối và cho rằng việc dỡ bỏ trên mới chính là "động thái cực kỳ nguy hiểm" có thể làm trầm trọng thêm tình trạng săn bắn tê giác tại quốc gia châu Phi này.
Nam Phi là nơi sinh sống của khoảng 20.000 con tê giác, chiếm 80% lượng tê giác toàn cầu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
-
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
-
Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
-
Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
-
Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
-
Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
-
200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
-
Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
-
Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
.jpg)