»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:40:50 PM (GMT+7)

Vụ "Lò bánh mì gây ô nhiễm ở quận 8": Phải để dân tin!

(19:18:46 PM 15/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Tin Môi Trường có nhận được đơn phản ánh của bà Trần Anh (ở số 28, Phong Phú, Phường 12, Quận 8, TP.HCM) về việc lò sản xuất bánh mì Tiến Phát (số 26 đường Phong Phú, P.12, Q.8) sản xuất bánh mì gây tiếng ồn, thả khói và hơi nóng ảnh hưởng đến gia đình .

Hơn 2 năm qua rất nhiều bài báo phản ảnh vụ "Lò bánh mì gây ô nhiễm ở quận 8" tuy nhiên đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết xong vụ việc !

 

Theo đơn phản ánh của bà Anh, từ tháng 03/2009, lò bánh mì Tiến Phát của bà Khưu Thị Minh Tâm làm chủ bắt đầu hoạt động. Và cũng từ đó gia đình bà bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc sản xuất của cơ sở bánh mì này. Cụ thể, không khí trong nhà bà Anh lúc nào cũng hết sức ngột ngạt, nồng nặc mùi bánh mì, dầu mỡ và chất độc hại khiến cho sức khỏe của mọi người đều bị giảm sút nghiêm trọng, thường xuyên bị các chứng bệnh về đường hô hấp, viêm họng và ho kéo dài…Bên cạnh đó là những thiệt hại về kinh tế vì bà Anh phải đi thuê nhà ở. Nhà cũ không kinh doanh được gì vì ảnh hưởng của lò bánh mì.
Hơn 2 năm qua, bà Anh đã nhiều lần gửi đơn thư phản ánh đến các cơ quan chức năng nhưng chưa có được cách trả lời một cách thỏa đáng.
Từ đơn kêu cứu của bạn đọc, chiều ngày 15/02/2012, Tin Môi Trường đã có buổi làm việc với Thanh tra Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội về vấn đề này.
Đại diện Thanh tra Sở (Đề nghị Tin Môi Trường giúp không ghi tên - vì do lãnh đạo Thanh tra Sở ủy quyền trả lời thay- PV ) cho biết, Thanh tra Sở đã có kết luận về việc bà Trần Anh khiếu nại cơ sở bánh mì Tiến Phát hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt và kinh tế của gia đình bà.
Theo đó, ngày 07/07/2011, Thanh tra Sở LĐTB&XH TP.HCM đã phối hợp với phòng LĐTB&XH Quận 8, Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường TP.HCM tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc Ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Trước đó, đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm đo mẫu khí hậu, đo mẫu ánh sáng, đo mẫu hơi khí độc, đo mẫu tiếng ồn, đo mẫu rung để thực hiện phân tích. Kết quả thanh tra ngày 18/07/2011 của đoàn thanh tra khẳng định: Theo kết quả đo môi trường tại lò bánh mì Tiến Phát không phát sinh hơi khí độc, không thuộc diện phải áp dụng theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế. Cụ thể là trong 04 mẫu đo nhiệt độ tại khu vực lò nướng lúc chưa mở lò, khu vực quấy trộn, khu vực làm bánh bằng tay, khu vực lò nướng lúc mở lò có một vị trí vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Nhiệt độ lúc mở cửa lò cao hơn nhiệt độ cho phép là 2,7 độ C. (Nhiệt độ ngoài trời là 31 độ, nhiệt độ ở khu vực mở cửa lò là 33,7 độ C). Ngoài ra, tất cả những tiêu chuẩn khác như độ ẩm, tốc độ gió, ánh sang, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Theo kết luận của đoàn Thanh tra thì “Nhiệt độ khu vực lò nướng bánh lúc mở cao hơn tiêu chuẩn cho phép là 2,7 độ C. Yếu tố nhiệt độ không đạt tiêu chuẩn không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như bà Trần Anh phản ánh. Vì khoảng cách từ vị trí cửa lò bánh mì đến vách tường (có lắp đặt các tấm cách nhiệt bằng A- mi-ăng) là 2,1m (tường của cơ sở Tiến Phát).
Hơn nữa, theo đại diện Thanh tra Sở LĐTB&XH TP.HCM, bà Trần Anh cho rằng cơ sở bánh mì Tiến Phát vi phạm điểm 4.10.2 khoản 4 mục II Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế là không chính xác. Vì tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất nằm đơn lẻ ngoài khu chế xuất và khu công nghiệp, có phát thải các yếu tố độc hại với môi trường và sức khỏe con người. Như vậy, cơ sở bánh mì Tiến Phát không phát thải các yếu tố độc hại nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này.
Đại diện của Thanh tra Sở còn cho biết: “Từ ngày 3/4/2009 đến ngày 23/09/2010, đã có 08 đoàn thanh tra kiểm tra tiến hành đo đạc các số liệu môi trường tại cơ sở Tiến Phát (trong đó có 01 đơn vị do bà Trần Anh mời) nhưng không phát hiện vi phạm về môi trường của cơ sở này.”
Điều đáng nói là dù trải qua rất nhiều lần thanh tra đi, kiểm tra lại nhưng các cơ quan chức năng vẫn không thuyết phục được bà Anh với kết quả kiểm tra đó. Đáng lẽ, với những số liệu cụ thể, khách quan như vậy thì người dân phải hoàn toàn tin tưởng mới đúng. Đằng này, bà Trần Anh vẫn hàng ngày, hàng giờ gửi đơn đi kêu cứu khắp nơi.
Phải chăng có điều gì uẩn khúc trong vụ việc này? Bà Anh có vấn đề gì đối với cơ sở Tiến Phát hay là những số liệu thanh tra chưa thực sự đánh giá đúng tình hình. Câu hỏi này xin dành lại cho các cơ quan chức năng.
Ngọc Khanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ "Lò bánh mì gây ô nhiễm ở quận 8": Phải để dân tin!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI