»

Thứ sáu, 22/11/2024, 21:57:32 PM (GMT+7)

Việt Nam và Lào hợp tác ngăn chặn buôn bán gỗ và động vật hoang dã bất hợp pháp xuyên biên giới

(12:08:49 PM 10/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Một Thoả thuận hợp tác xuyên biên giới cấp Tỉnh vừa được ký kết giữa Lào và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác trong công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn thương mại lâm sản và buôn bán các loài động thực vật hoang dã bất hợp pháp. Thoả thuận là một tin tốt lành trước thềm hội nghị quốc tế về chống buôn bán các loài động thực vật hoang dã diễn ra từ ngày 17-18 tháng 11 tại Hà Nội.

Việt[-]Nam[-]và[-]Lào[-]hợp[-]tác[-]ngăn[-]chặn[-]buôn[-]bán[-]gỗ[-]và[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]bất[-]hợp[-]pháp[-]xuyên[-]biên[-]giới

Đại diện của hai tỉnh Attapeu, Lào và Kontum, Việt Nam ký kết hợp tác.

 
Biên bản ghi nhớ song phương giữa Sở Nông Lâm (PAFO) tỉnh Attapeu, Lào và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum (DARD), Việt Nam đã được ký bởi ông Sounthone Leuammalaysy – Phó Giám đốc Sở PAFO và ông Nguyễn Kim Phương, Phó giám đốc sở NN & PTNT tỉnh Kon Tum vào ngày 19 tháng 10 vừa qua. 
 
Mục tiêu chính của bản Thảo thuận đó là tăng cường sự hợp tác trong công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn việc khai thác, săn bắt, buôn bán và vận chuyển bất hợp pháp gỗ, lâm sản và động vật hoang dã tại khu vực biên giới giữa hai tỉnh Kon Tum và Attapeu, được bắt đầu thực hiện từ năm 2017. 
 
Biên bản ghi nhớ quy định trách nhiệm của hai bên như sau:
 
Hợp tác chặt chẽ trong trao đổi thông tin, trong đó bao gồm việc chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm liên quan tới kiểm soát và ngăn chặn mọi hoạt động liên quan tới buôn bán, vận chuyển gỗ và các loài động thực vật hoang dã tại khu vực biên giới của hai tỉnh. Hai bên đồng ý tăng cường giám sát việc xuất nhập khẩu gỗ và các lâm sản khác, cũng như các loài động thực vật hoang dã dọc theo biên giới hai tỉnh.
 
Cùng nhau thực hiện nâng cao nhận thức cho công chúng về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng và tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học.
 
Tăng cường hợp tác giữa các đơn vị của hai tỉnh có chức năng bảo vệ rừng và các đơn vị có liên quan khác (thanh tra, bộ đội biên phòng, công an, kiểm lâm và cán bộ hải quan). .. 
 
Chia sẻ thông tin về tất cả các trường hợp, vụ việc bất hợp pháp có liên quan tới công tác quản lý bảo vệ rừng của hai tỉnh và cùng hợp tác để giải quyết các vấn đề này.
 
Hợp tác trong các hoạt động lâm nghiệp khác mà hai bên cùng quan tâm trên nguyên tắc phù hợp với chương trình, chiến lược phát triển lâm nghiệp và khuôn khổ pháp luật của hai bên.
 
Tổ chức họp thường niên để trao đổi, cập nhật tất cả các vấn đề hai bên cùng quan tâm về quản lý và bảo vệ rừng, bao gồm cả kế hoạch hoạt động hàng năm. Cuộc họp đầu tiên sẽ được tổ chức tại tỉnh Attapeu vào cuối năm 2017. 
 

“Thoả thuận này là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần giảm thiểu việc buôn bán gỗ và động thực vật hoang dã trái phép ở biên giới giữa Lào và Việt Nam. Thảo thuận được thực hiện thông qua việc hỗ trợ,,chia sẻ thông tin và giám sát nghiêm ngặt sẽ giúp cả hai quốc gia có những bước tiến lớn trong việc bảo vệ tài nguyên rừng của mình, và từ đó góp phần bảo vệ, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.” Ông Khamseng Homdouangxay, Điều phối viên Chương trình Bảo tồn của WWF-Lào nhận định. 
 
Trong hai ngày 30-31 tháng 8 năm nay, một phái đoàn cấp cao của Lào đã làm việc với Cục Kiểm lâm của Việt Nam tại Đà Nẵng về tăng cường hợp tác, thực hiện thảo thuận về công tác quản lý bảo vệ rừng mà hia bên đã ký. Về phía Lào, ông Khamphout Phandanouvong – Cục Trưởng Cục Thanh tra Lâm nghiệp (DoFI), thuộc Bộ Nông Lâm nghiệp (MAF) làm trưởng đoàn và có sự tham gia của các Giám đốc của PAFO của tỉnh Khammouan và Attapeu và Giám đốc các Sở thanh tra Lâm nghiệp tỉnh của 6 tỉnh miền Trung và Nam Lào. Trưởng đoàn phía Việt Nam là ông Vũ Trọng Kim – Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đại diện từ các Chi cục Kiểm lâm của các tỉnh biên giới. Đại diện của WWF tại Việt Nam và Lào cũng tham gia sự kiện quan trọng này. 
 
Trong cuộc họp này, hai bên đã bàn bạc, thống nhất và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác trong vấn đề quản lý bảo vệ rừng, thực thi lâm luật và ngăn ngừa buôn bán, thương mại bất hợp pháp các sản phẩm gỗ và động vật hoang dã xuyên biên giới. Hai bên cũng  chia sẻ, trao đổi việc thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ, bồi dưỡng nghiên cứu khoa học và chia sẻ kiến thức. 
 
Đầu năm nay, Thủ tướng Lào đã ban hành Chỉ thị số 15 với định hướng rõ ràng về nghiêm cấm tất cả các hoạt động khai thác và kinh doanh gỗ bất hợp pháp. Chỉ thị này khẳng định lại quyết tâm của chính phủ Lào nhằm triệt phá các hoạt động gỗ bất hợp pháp. Phía Việt Nam hoan nghênh, đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ Lào và cam kết hợp tác với các cơ quan của Lào để thực hiện Chỉ thị trên. 
 
Trong khuôn khổ Dự án Tăng cường Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại gỗ / Hiệp định Đối tác Tự nguyện (FLEGT – VPA), WWF-Lào và WWF-Việt Nam đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho DoFI của Lào và Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam nhằm đảm bảo sự hợp tác xuyên biên giới hiệu quả. 
 
“Buôn bán gỗ và các loài động vật hoang dã bất hợp pháp là một vấn nạn phức tạp đòi hỏi sự hợp tác xuyên biên giới để ngăn chặn có hiệu quả” ông Nguyễn Anh Quốc, Quản lý sinh cảnh Trung Trường Sơn của WWF-Việt Nam cho biết. “Chúng tôi hy vọng mô hình hợp tác này sẽ được nhân rộng trong thời gian tới tại những tỉnh có chung đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.” 
LÊ PHƯƠNG KHANH/Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam và Lào hợp tác ngăn chặn buôn bán gỗ và động vật hoang dã bất hợp pháp xuyên biên giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI