»

Thứ ba, 03/12/2024, 17:32:33 PM (GMT+7)

Tuyên bố Đồng chủ tịch của Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

(22:22:26 PM 13/05/2022)
(Tin Môi Trường) - Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu: Giải pháp cho nền kinh tế biển xanh có khả năng chống chịu diễn ra trong 2 ngày 12-13 tháng 5 năm 2022 tại Hà Nội, Việt Nam. Dưới đây là toàn văn "Tuyên bố Đồng chủ tịch của Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu" vừa được hội nghị công bố
TUYÊN BỐ ĐỒNG CHỦ TỊCH, NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2022
Hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững và có khả năng chống chịu
 
Ảnh: Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc 
 
1.Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu: Giải pháp cho nền kinh tế biển xanh có khả năng chống chịu diễn ra trong các ngày 12-13/5/ 2022 theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Hội nghị do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Na Uy và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tổ chức.
 
2.Tham dự và phát biểu khai mạc có Phó thủ tướng chính phủ Việt Nam Lê Văn Thành và bà Anniken Huitfeldt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Na Uy. Hội nghị do ông Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và bà Bjørg Sandkjær, Quốc vụ khanh, Bộ Ngoại giao Na Uy, đồng chủ trì và có sự tham gia của các bộ trưởng hoặc đặc phái viên cấp cao thuộc các ngành Ngoại giao, Môi trường, Tài nguyên thiên nhiên, Biến đổi khí hậu, Đại dương và Tài nguyên biển, Nông nghiệp và Thủy sản, Phát triển bền vững, Kế hoạch, Du lịch và các lĩnh vực liên quan từ […] quốc gia, cũng như đại diện từ các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, các viện nghiên cứu quốc gia và quốc tế, các viện chính sách và trung tâm toàn cầu lớn, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, và các cơ quan thông tấn và báo chí.
 
3.Hội nghị tập trung vào 05 chủ đề chính: Phục hồi Kinh tế Biển xanh hậu COVID-19 và hướng tới nền Kinh tế Đại dương Xanh và Bền Vững; Quy hoạch Không gian Biển và Xây dựng các Thành phố Ven biển và Hạ tầng có khả năng Chống chịu với Biến đổi Khí hậu; Chống Ô nhiễm Biển và Rác thải nhựa Đại dương: Thách thức chính của thế kỷ 21; An ninh Khí hậu, Giới và Khả năng chống chịu của các Cộng đồng Dễ bị Tổn thương; và Tài chính cho Khí hậu và các Đại dương. Cũng trong khuôn khổ Hội nghị đã tổ chức Phiên toàn thể đặc biệt về các Rủi ro An Ninh liên quan đến Khí hậu.
 
4.Dự kiến, các nội dung thảo luận và kết quả của Hội nghị sẽ cung cấp thông tin đầu vào cho các sáng kiến và các cuộc đối thoại khu vực và quốc tế của Liên Hợp quốc, bao gồm Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc năm 2022.
 
Tuyên[-]bố[-]Đồng[-]chủ[-]tịch[-]của[-]Hội[-]nghị[-]quốc[-]tế[-]về[-]Kinh[-]tế[-]đại[-]dương[-]bền[-]vững[-]và[-]thích[-]ứng[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
 
 Ảnh: Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc 
 
Chủ đề chính'
 
5.Các Bộ trưởng nhấn mạnh mối quan tâm chung trong việc phát triển và bảo tồn các nguồn lực cho kinh tế biển xanh bền vững có khả năng chống chịu, đảm bảo quản trị đại dương dựa trên quy tắc, và rằng sức khoẻ của các đại dương trên thế giới là rất quan trọng đối với tương lai chung của nhân loại, bởi vì đại dương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo và thịnh vượng xã hội, an ninh lương thực, sinh kế và việc làm ở nhiều quốc gia.
 
6.Các Bộ trưởng tái khẳng định rằng luật pháp quốc tế, được phản ánh trong Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và Công ước về Đa dạng sinh học (CBD 1992), cung cấp khung pháp lý cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương và tài nguyên từ đại dương, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường biển.
 
7.Các Bộ trưởng ghi nhận tác động sâu sắc, rộng lớn và ngày càng tăng của biến đổi khí hậu đối với đại dương và kinh tế biển xanh, và nhấn mạnh sự cần thiết giới hạn sự ấm lên toàn cầu dưới mức 2 độ C, tốt nhất là 1.5 độ C, so với thời kỳ tiền công nghiệp phù hợp với Thỏa thuận Paris (2015), và tăng cường khả năng thích ứng với các tác động to lớn của biến đổi khí hậu, củng cố sức chống chịu với khí hậu và phát triển phát thải thấp trong kinh tế biển xanh, và bảo đảm tài chính cho khí hậu và các đại dương. Các Bộ trưởng đã công nhận các lợi thế kinh tế của việc chuyển dịch sang nền kinh tế toàn cầu có khả năng chống chịu với khí hậu trong tương lai, và đánh giá cao các cam kết về mục tiêu phát thải  ròng bằng “0” hoặc trung hòa carbon.
 
8.Các Bộ trưởng ghi nhận các tác động rõ rệt của Đại dịch Covid-10 lên các ngành trọng yếu của kinh tế biển xanh, bao gồm giao thông, du lịch, vận tải biển, khai thác và sản xuất thủy sản, và nhấn mạnh sự cần thiết phục hồi xanh bền vững và bao trùm bao gồm đầu tư vào các hệ sinh thái biển và bờ biển bền vững và có sức chống chịu tốt, hạ tầng cho các thành phố và cộng đồng ven biển và phụ thuộc vào biển, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt và chế biến thủy sản, du lịch biển và bờ biển, và khuyến khích vận tải biển không phát thải và năng lượng tái tạo dựa vào đại dương.
 
9.Các Bộ trưởng ghi nhận rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu đã trở thành mối lo ngại sâu sắc, vì biến đổi khí hậu đã gia tăng, nhân rộng và tạo ra những rủi ro an ninh mới cho quốc gia, khu vực và toàn cầu, việc này có thể dẫn đến khan hiếm nguồn nước, mất an ninh lương thực và người dân phải di dời trên diện rộng. 
 
10.Các Bộ trưởng nhận thấy sự suy giảm nhanh chóng của sức khỏe đại dương biến đổi khí hậu là những thách thức đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển, các quốc gia thành viên của Diễn đàn dễ bị tổn thương do khí hậu (CVF), các nước kém phát triển cũng như nhiều nước đang phát triển có thu nhập trung bình và có nhiều nước phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên do đại dương và các vùng ven biển cung cấp cho sinh kế, phát triển kinh tế và tăng trưởng.
 
11. Các Bộ trưởng ghi nhận thách thức do ô nhiễm chất thải nhựa gia tăng rất nhanh trong các thập kỷ gần đây và nghị quyết của Phiên họp thứ năm của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc ngày 02/3/2022 với tiêu đề Chấm dứt Ô nhiễm rác thải nhựa: Hướng tới một Công cụ có tính ràng buộc pháp lý quốc tế, và nhấn mạnh sự cần thiết đạt được các tiến bộ nhanh chóng trong các bước tiếp theo do Nghị quyết này đề ra bao gồm thiết lập và hoạt động của ủy ban đàm phán liên chính phủ cùng với các nỗ lực cụ thể ở cấp khu vực, quốc gia và địa phương nhằm giảm ô nhiễm chất thải nhựa nói chung và chất thải nhựa đại dương nói riêng.
 
12. Các Bộ trưởng ghi nhận các cơ hội và sự cần thiết của việc đưa ra và chia sẻ các nỗ lực chung thông qua các cơ chế, diễn đàn toàn cầu và khu vực, bao gồm Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC), Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc sắp tới tại Lisbon, và Hội đồng cấp cao về Kinh tế đại dương bền vững do Na Uy và Palau chủ trì và ủng hộ các nỗ lực và cam kết của ASEAN trong việc đi đầu về hợp tác khu vực liên quan đến Kinh tế biển xanh.
 
13. Các Bộ trưởng nhấn mạnh quyết tâm đạt được các mục tiêu toàn cầu và quốc gia trong các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), bao gồm Mục tiêu 13 về hành động khí hậu và Mục tiêu 14 về cuộc sống dưới nước, cũng như các cam kết được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
 
Tuyên[-]bố[-]Đồng[-]chủ[-]tịch[-]của[-]Hội[-]nghị[-]quốc[-]tế[-]về[-]Kinh[-]tế[-]đại[-]dương[-]bền[-]vững[-]và[-]thích[-]ứng[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
Ảnh: Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc 
 
Định hướng
 
14. Các Bộ trưởng xác định sự cần thiết đối với việc tất cả các bên liên quan tham gia giải quyết các vấn đề ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu, trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) với các hành động ưu tiên sau.
 
15. Phục hồi và xây dựng tốt hơn sau đại dịch COVID-19 vì một nền kinh tế biển bền vững và có khả năng chống chịu với khí hậu:
 
a.Tạo ra môi trường chính sách và pháp lý cho một nền kinh tế biển bền vững và thích ứng với khí hậu; và đưa kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trở thành ưu tiên hàng đầu trong các kế hoạch phục hồi cấp quốc gia;
 
b.Tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng của các quốc gia, cộng đồng và các bên liên quan dễ bị tổn thương, bao gồm các hộ nông dân sản xuất nhỏ và ngư dân, để xây dựng và phát triển các ngành kinh tế biển quan trọng;
 
c.Thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng thủy sản;
 
d.Tăng cường và thực thi các quy định nhằm giải quyết tình trạng đánh bắt quá mức và phát triển các mô hình và thực tiễn nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm cải thiện an ninh lương thực và khả năng phục hồi của các nước đang phát triển và các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương;
 
e.Duy trì và khôi phục các chuỗi giá trị vận tải biển thiết yếu trong thời kỳ Covid-19 và phát triển hệ thống giao thông hàng hải các-bon thấp và bền vững, các cảng thông minh và thích ứng với khí hậu cũng như các cơ sở hạ tầng biển và ven biển khác, quy hoạch sử dụng đất đô thị, công nghiệp, vùng bờ và biển để phát triển kinh tế bền vững;
 
f.Thúc đẩy phục hồi bền vững du lịch khỏi tác động của Covid-19 và xây dựng tương lai tốt hơn để phát triển du lịch biển và ven biển có khả năng thích ứng; ngăn ngừa thiệt hại do du lịch đại chúng không được kiểm soát; phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên và các hoạt động du lịch dựa vào bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái biển và ven biển; đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn sinh thái và hạ tầng để thúc đẩy du lịch biển và ven biển có trách nhiệm, bền vững và có khả năng thích ứng;
 
g.Thúc đẩy phát triển một cách phù hợp các nguồn năng lượng tái tạo chi phí thấp dựa vào biển và đại dương;
 
h.Khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực, và các dự án thí điểm để tiếp cận tất cả các nguồn năng lượng tái tạo biển - bao gồm năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng chảy, nhiệt và năng lượng mặt trời, bao gồm xây dựng các khuôn khổ, phối hợp với ngành công nghiệp và các bên liên quan khác, xem xét các tác động môi trường của năng lượng tái tạo biển và tính tới khả năng, cùng tồn tại và hòa nhập với các mục đích sử dụng khác của đại dương;
 
i.Tăng cường nghiên cứu và giám sát quản lý các nguồn tài nguyên biển, nhằm nâng cao kiến thức và thực hành tốt nhất về kinh tế biển bền vững và tạo điều kiện đưa ra quyết định và chính sách, bao gồm các tác động đa chiều của nước biển dâng.
 
Tuyên[-]bố[-]Đồng[-]chủ[-]tịch[-]của[-]Hội[-]nghị[-]quốc[-]tế[-]về[-]Kinh[-]tế[-]đại[-]dương[-]bền[-]vững[-]và[-]thích[-]ứng[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
 Ảnh: Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc 
 
16. Giải quyết các rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu
 
a.Giải quyết vấn đề an ninh liên quan đến khí hậu trong các cơ chế hợp tác an ninh toàn cầu và khu vực, bao gồm di cư quốc tế và di dời trong nước do khí hậu gây ra, các vấn đề an ninh nguồn nước và an ninh lương thực xuyên biên giới liên quan đến khí hậu, có tính đến các yếu tố về kinh tế, xã hội, tâm lý, giới và các khía cạnh khác;
 
b.Tăng cường báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về tác động an ninh của biến đổi khí hậu đối với các quốc gia và khu vực liên quan và các bối cảnh cụ thể về chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an;
 
c.Tính tới các rủi ro an ninh về khí hậu trong ngăn ngừa xung đột, kiến tạo và gìn giữ hòa bình, tái thiết hậu xung đột và các nỗ lực nhân đạo;
 
d.Xây dựng một hệ thống phản ứng thống nhất với các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các khía cạnh liên quan đến an ninh, vốn có tính quyết định để đảm bảo hòa bình bền vững trong các tình huống trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an.
 
e.Xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến khí hậu và các cơ chế điều phối, phối hợp và chia sẻ thông tin thường xuyên và kịp thời để giải quyết các rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu, và tăng cường ngăn ngừa xung đột, hòa giải và gìn giữ hòa bình;
 
f.Tính tới các rủi ro khí hậu trong các nỗ lực ngoại giao để hòa giải và ngăn ngừa xung đột. Kinh nghiệm chung về biến đổi khí hậu có thể là khởi đầu cho việc xây dựng lòng tin và đối thoại giữa các cộng đồng.
 
17. Quy hoạch không gian biển, các đô thị và hạ tầng ven biển chống chịu với biến đổi khí hậu:
 
a.Thiết lập và củng cố các cơ chế quy hoạch không gian biển cấp vùng và quốc gia nhằm tạo khuôn khổ cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái có nguồn gốc từ các vùng biển, đồng thời duy trì cấu trúc, chức năng, năng suất và tính đa dạng của các hệ sinh thái biển, đảm bảo phát triển bền vững, và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả giữa các lĩnh vực như thủy sản, du lịch, giao thông hàng hải và phát triển năng lượng biển để thích ứng và giải quyết xung đột giữa lợi ích và ưu tiên;
 
b.Hoan nghênh và ủng hộ các kết luận chính của Hội đồng cấp cao về Kinh tế đại dương bền vững về xây dựng các kế hoạch quản lý đại dương bền vững từ nay đến năm 2030. 
 
c.Trong bối cảnh phục hồi Covid-19 và hơn thế nữa, thúc đẩy sự phát triển của các thành phố ven biển, du lịch, công nghiệp, năng lượng và cơ sở hạ tầng giao thông có khả năng chống chịu với khí hậu và thiên tai, bao gồm các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho các thành phố ven biển có khả năng chống chịu, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và các cộng đồng dễ bị tổn thương;
 
d.Thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác nhằm hiệp lực giữa các sáng kiến về thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng bền vững trong các lĩnh vực khác nhau của kinh tế biển xanh.
 
18. Bảo vệ đại dương, chống ô nhiễm biển bao gồm ô nhiễm nhựa: 
 
a.Tăng cường hành động toàn cầu để giải quyết ô nhiễm nhựa, thúc đẩy tiến độ hướng tới việc thiết lập một thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa và giảm thiểu tác động môi trường của ô nhiễm nhựa, phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng Môi trường Liên Hợp quốc về chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa;
 
b.Tăng cường hợp tác về quản lý, giám sát và giải quyết ô nhiễm môi trường trên các vùng biển quốc tế;
 
c.Đạt được sự sản xuất và tiêu dùng bền vững, phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 12;
 
d.Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu, hợp tác với khu vực tư nhân, giải quyết vòng đời đầy đủ của nhựa, khuyến khích phát triển, sản xuất và sử dụng các giải pháp thay thế khả thi và bền vững cho nhựa, và
 
e.Giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên đất liền cũng như ô nhiễm từ tàu và ngư cụ thải bỏ;
 
f.Tăng cường năng lực cốt lõi về khảo sát tài nguyên và môi trường đại dương, và về bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và rạn san hô biển;
 
g.Khẳng định rằng việc bảo vệ đại dương và chống ô nhiễm biển cần được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển;
 
h.Hoan nghênh Tuyên bố Bangkok về chống rác thải biển trong khu vực ASEAN.
 
i.Kêu gọi tất cả các thành viên của Liên hợp quốc ủng hộ và thực thi Nghị quyết của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc về chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa
 
19. Đảm bảo công bằng giới và tăng cường khả năng phục hồi của các cộng đồng dễ bị tổn thương:
 
a.Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế biển xanh, quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm cơ hội cho phụ nữ trong các hoạt động liên quan đến biển để hiện thực hóa tiềm năng kinh tế và xã hội và cho phép họ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đồng thời tăng cơ hội được tiếp cận giáo dục chất lượng cao và có được việc làm tốt;
 
b.Đảm bảo sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bình đẳng giới, sự tham gia của cộng đồng và người dân bản địa thông qua sự Đồng thuận tự nguyện  và được thông báo trước;
 
c.Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về kinh tế biển và thích ứng với biến đổi khí hậu;
 
d.Thúc đẩy việc đưa nền kinh tế biển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu vào các diễn đàn, cơ chế quản trị và hợp tác toàn cầu và khu vực.
 
20.Tiếp cận nguồn tài chính hiệu quả, công bằng, đầy đủ để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hỗ trợ nền kinh tế xanh bền vững và phục hồi :
 
a.Thúc đẩy các cơ chế tài chính bền vững và sáng tạo sẽ cung cấp nguồn vốn dài hạn, đáng tin cậy và có tính xúc tác để mở rộng dòng tài chính cho một nền kinh tế biển xanh phát thải thấp, bền vững và có khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu;
 
b.Đưa vấn đề tài chính cho giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu và kinh tế đại dương vào các chính sách và kế hoạch kích thích và phục hồi nền kinh tế Covid-19;
 
c.Tăng cường vai trò và sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững 13 & 14.
 
21. Nền kinh tế biển xanh bền vững phụ thuộc vào việc phát huy toàn bộ tiềm năng kinh tế của các đại dương theo phương pháp quản lý tổng hợp, đồng thời bảo vệ và bảo tồn tài nguyên đại dương cho các thế hệ tương lai. Thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi sự lãnh đạo hiệu quả và các nỗ lực tổng hợp và phối hợp ở tất cả các cấp, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đảm bảo sự tham gia đầy đủ, có ý nghĩa và bình đẳng của phụ nữ, thanh niên, khu vực tư nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng khoa học và giới học thuật.
BTV - Ảnh: Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tuyên bố Đồng chủ tịch của Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI