»

Thứ bảy, 23/11/2024, 19:30:46 PM (GMT+7)

TP.HCM: Thu hồi đường dây rác dân lập?

(14:23:50 PM 13/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Quyết định (QĐ) 88 về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.HCM đã ban hành hơn 5 năm nhưng tình hình thu gom rác nhiều nơi vẫn rất lộn xộn.

Người gom rác kêu trời

 

Nhiều hộ thu gom rác dân lập (RDL) tại xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn) phản ánh đến Báo Phụ Nữ về việc UBND xã bất ngờ thu hồi đường dây gom rác của họ để giao cho một số cán bộ của ấp Thống Nhất 2 (xã Tân Thới Nhì) đảm nhận, khiến họ mất công ăn việc làm. Theo chị Nguyễn Thị Diễm (ngụ nhà 3/94C ấp Nhị Tân, xã Tân Thới Nhì), cách nay khoảng 10 năm, chị gom góp hơn 100 triệu đồng mua lại một đường dây rác. Đến nay, đường dây rác của chị lên gần 600 hộ. Khoảng ba tháng trước, bất ngờ UBND xã Tân Thới Nhì thông báo thu gần hết đường dây rác của chị, chỉ chừa lại khoảng 50 hộ. Lý do, chị không đóng phí vệ sinh môi trường, thu gom không đúng chu kỳ, thu phí cao hơn quy định, không ký hợp đồng với UBND xã.

 

Tương tự, bà Hồng Thị Bích Thủy (thường trú xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) bị UBND xã Tân Thới Nhì lấy gần 500 hộ trong đường dây gom rác của bà để giao cho người khác, chỉ chừa lại 200 hộ.

 

Tại Q.12, bà Nguyễn Thị Chắt (ở số 70/7 đường TL15, P.Thạnh Lộc, Q.12) cũng trắng tay khi bị UBND ba phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân lấy gần hết đường dây rác với tổng cộng gần 1.000 hộ để giao cho Công ty dịch vụ công ích Q.12. “Dù không có quy định cho phép việc mua bán đường dây rác, nhưng theo “luật bất thành văn” của những người thu gom RDL trước khi nhà nước có các quy định quản lý, việc thu gom rác được mua bán bằng tiền. Nay, chính quyền địa phương thu hồi đường dây rác, chẳng khác nào tịch thu hết tài sản của tui” - bà Chắt bức xúc.

 

Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều hộ dân ở khu vực các hộ RDL thu gom rác phản ánh thường bị xin thêm tiền rác hoặc đổ rác không đều. Chị Xuân (P.An Phú Đông) than: “Nhà tui ở trong hẻm nên chỉ đóng phí rác 10.000đ/tháng, nhưng cứ cách vài tháng, người lấy rác lại xin thêm “tí tiền”, thật phiền phức”.

 

Các hộ gom RDL ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn bất lực nhìn đường dây rác của mình bị chuyển cho người khác thu gom

 

Cố tình loại người gom rác dân lập?

 

Theo bà Thủy, lâu nay bà không được chính quyền địa phương cho biết là phải ký hợp đồng với xã và đóng phí thu gom rác. Vừa qua, khi nghe phổ biến, bà đã đóng đầy đủ, khoảng 15 triệu đồng tiền phí. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn quyết “gạt” bà ra khỏi đường dây rác với lý do bà không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc gom rác trên địa bàn xã. Nhiều hộ RDL khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

 

Để làm rõ khiếu nại của các hộ RDL, chúng tôi đã gửi nội dung khiếu nại đến UBND xã Tân Thới Nhì, nhưng gần hai tuần vẫn chưa nhận được câu trả lời. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong cuộc họp ngày 7/6 giữa Ban nhân dân các ấp Thống Nhất 1, Thống Nhất 2 và Tân Lập với UBND xã Tân Thới Nhì, đại diện các ấp thừa nhận không quản lý được các tổ viên RDL, dù trước đó UBND xã đã giao Ban nhân dân các ấp ký hợp đồng quản lý. Ban nhân dân các ấp đề nghị giao lại cho xã quản lý, nhưng UBND xã lại đề nghị Ban nhân dân các ấp thông báo ngưng việc thu rom rác của các tổ viên RDL và đề xuất cho người mới thu gom.

 

Bà Chắt thừa nhận, có xin thêm tiền của người dân do quy định của QĐ 88 không hợp lý. Ở ngoại thành, nhiều hẻm là đường giao thông nông thôn, đi rất xa mới có vài nhà dân, tốn nhiều xăng hơn, nhưng lại thu phí ít hơn hộ mặt tiền (mặt tiền 15.000đ/tháng, trong hẻm 10.000đ/tháng cho khu vực ngoại thành). Việc đóng phí vệ sinh không đầy đủ, phường tính phí không chính xác nên bà khiếu nại. Tuy nhiên, thay vì giải quyết khiếu nại của bà thì phường khăng khăng buộc bà phải đóng đúng mức phí phường đưa ra và ra thời hạn trong vòng… một ngày phải giao trả đường dây rác.

 

Về việc “tịch thu” đường dây rác, theo ông Nguyễn Đức Cường - Phó Chủ tịch UBND P.An Phú Đông và ông Trương Thanh Tú - Phó Chủ tịch UBND P.Thạnh Lộc (Q.12), trước đây, bà Chắt có đóng phí vài lần, nhưng gần đây không đóng nữa dù phường đã yêu cầu nhiều lần. Việc phường tịch thu đường dây rác là thực hiện theo chỉ đạo của quận. Trong cuộc họp ngày 10/7, sau khi nghe các phường báo cáo về việc vi phạm của các hộ RDL và phản ánh của người dân, UBND Q.12 đã đề nghị thu hồi đường dây rác của họ.

 

Trước khi nhà nước ban hành các quy định quản lý thu gom rác, nhờ có lực lượng RDL mà tình hình vệ sinh của TP được đảm bảo. Do đó, trước đây, UBND TP.HCM đã ban hành công văn số 2256/UBND chỉ đạo các cơ quan chức năng trong quá trình sắp xếp quản lý việc thu gom rác vẫn phải “quan tâm, không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động trong hệ thống thu gom RDL…”. Vì vậy, thiết nghĩ nếu các hộ RDL vẫn chưa thực hiện tốt quy định của nhà nước, cần hướng dẫn, chấn chỉnh, bởi đường dây rác không chỉ là công ăn việc làm mà còn là tài sản của họ.

Phan Trí (PN Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: TP.HCM: Thu hồi đường dây rác dân lập?

  • Nguyễn Huy Tú (10:17:26 AM 15/04/2019)Thu hồi đường rác của Công ty TNHH

    Xã Nhị Bình không có văn bản hay ra quyết định gì về việc thu gom rác sinh hoạt của các thành viên Công ty TNHH Dịch Vụ Công Ích Đại Nghĩa, mà chỉ ra lệnh miệng cho HTX TM DV Nông nghiệp Môi trường Thanh Niên thuộc xã Tân xuân, H. Hóc Môn cho công nhân qua thu gom rác tại xã Nhị Bình. Cho Công ty chúng tôi hỏi, UBND xã Nhị Bình có quyền được như vậy không và quyết định, thông tư nào quy định UBND xã được quyền này. Trân trọng

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP.HCM: Thu hồi đường dây rác dân lập?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI