»

Thứ bảy, 23/11/2024, 22:27:12 PM (GMT+7)

Tin Môi Trường trở thành đối tác truyền thông của chiến dịch "Chấm dứt sử dụng sừng tê"

(22:47:22 PM 21/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Tin Môi Trường vừa ký kết thoả thuận hợp tác trở thành đối tác truyền thông của chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” tại Việt Nam

Tin Môi Trường trở thành đối tác truyền thông của chiến dịch "Chấm dứt sử dụng sừng tê"


Đây là chiến dịch bảo tồn toàn cầu do Tổ chức WildAid, Quỹ Hoang dã Phi Châu và Trung tâm CHANGE phối hợp thực hiện. Chiến lược của chương trình này nhằm vào việc tăng cường ý thức của người dân thông qua truyền thông với thông điệp "Không có người mua - Không còn kẻ giết" .


Lễ công bố chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” nhằm nâng cao ý thức về nạn săn bắn tê giác và kêu gọi người dân Việt Nam không tiêu thụ các sản phẩm này, vì “Không có người mua - Không còn kẻ giết” đã được tổ chức ngày 03 tháng Ba năm 2014 tại Hà Nội. Tại buổi lễ, 11 thông điệp truyền hình đầu tiên – 4 trong số đó có sự góp mặt của danh thủ bóng đá David Beckham và Công tước xứ Cambridge – Hoàng tử William (Anh) – là một phần trong chiến dịch giảm thiểu tiêu thụ sản phẩm từ động vật quý hiếm lớn nhất thế giới đã chính thức được ra mắt.


Chiến lược của chương trình này là tăng cường ý thức của người dân thông qua truyền thông. Theo đó, các đơn vị truyền thông công cộng trong nước đã cam kết hỗ trợ chiến dịch, đóng góp hơn 21 tỷ đồng (tương đương 1 triệu USD) bằng hình thức hỗ trợ đăng tải miễn phí các thông điệp truyền hình và quảng cáo in có sự xuất hiện của đại sứ thiện chí kêu gọi công chúng thay đổi niềm tin và hành vi để bảo vệ loài tê giác nguy cấp.


Chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” tập trung vào hai thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất trên thế giới là Việt Nam và Trung Quốc. Giám đốc Điều hành Tổ chức WildAid, ông Peter Knights cho biết: “Mặc dù hơn 90% lượng sừng tê bán tại Việt Nam thực chất là sừng trâu hoặc các loại sừng khác, nhưng chỉ cần 10% lượng tiêu thụ đã có thể tác động rất lớn đến sự tồn vong của loài vật này lại vừa không có lợi cho sức khỏe. Người dân cần thấy được rằng vấn nạn kinh hoàng này phát sinh từ chính niềm tin hoang đường của mình.”


Nạn săn bắn tê giác đã tăng kỷ lục với 1.004 cá thể bị giết để lấy sừng được ghi nhận tại Nam Phi trong năm 2013. Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi cho biết đến hết ngày 26/02/2014 đã có ít nhất 146 tê giác đã bị giết hại, một sự tương phản quá lớn so với con số 13 cá thể bị giết trong cả năm 2007.

TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tin Môi Trường trở thành đối tác truyền thông của chiến dịch "Chấm dứt sử dụng sừng tê"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI