Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Tỉ phú cá lăng
(08:23:59 AM 20/06/2012)
Theo anh Tuấn, cá lăng rất khó nuôi lồng, phải biết rõ đặc tính của cá để áp dụng kỹ thuật nuôi phù hợp, chi phí thấp mà hiệu quả cao. Chỉ riêng việc khám phá tập tính ăn đêm của loài cá này cũng đã giải quyết nhiều vấn đề then chốt. Nhiều người nuôi cho cá lăng ăn ban ngày mà không biết rằng phần lớn thức ăn không được cá ăn hết đã chìm xuống đáy hồ, gây lãng phí và cá lại lâu lớn. Anh Tuấn làm ngược lại, cho cá ăn bữa chính ban đêm; cùng cách làm sáng tạo là thiết kế hai tầng lồng, lồng trên nuôi cá lăng, lồng dưới nuôi cá rô phi để tận dụng thức ăn thừa từ lồng trên chìm xuống. Cá rô phi là loài ăn tạp nên sẽ dọn sạch cặn bã ở đáy lưới, làm vệ sinh cho các lồng cá lăng. Năm 2009, với 4 lồng cá lăng nuôi thử đầu tiên, anh Tuấn thu được 2 tấn cá thương phẩm, lãi được 300 triệu đồng, trong khi 20 lồng cá diêu hồng, rô phi chỉ lãi 50 triệu đồng. Từ thành công này, anh chuyển sang tập trung nuôi cá lăng, với 15 lồng cá thương phẩm, 7 lồng cá giống.
|
Anh Tuấn bảo: “Việc tự sản xuất thức ăn cũng là khâu quan trọng, giúp tôi chủ động gia giảm dinh dưỡng cho cá, bảo đảm cá không nhiễm bệnh từ bên ngoài”. Ngay bên hồ Ea Kao là trang trại nuôi giun quế cùng với dàn máy xay, ép thức ăn khép kín được anh Tuấn tự chế tạo, lắp ráp. Nhờ vậy, chi phí nuôi cá càng giảm, lợi nhuận càng cao. Năm 2010, với giá bán bình quân 170.000 đồng/kg cá lăng, trừ chi phí anh Tuấn thu lãi 700 triệu đồng và năm 2011 đạt tới 1,4 tỉ đồng lợi nhuận từ loài cá lăng có tiếng khó nuôi. Năm nay anh Tuấn dự tính sẽ thu lãi hơn 2 tỉ đồng từ 15 tấn cá lăng thương phẩm, chưa kể một số loại cá khác và giun quế.
Từng trải qua thăng trầm trong nghề, anh Tuấn cho biết sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp kinh nghiệm cho những thanh niên muốn lập nghiệp bằng nghề nuôi cá lăng. Anh cũng đã giúp chuyển giao công nghệ nuôi giun quế làm thức ăn, cùng quy trình, kỹ thuật nuôi cá lăng trong lồng ở hồ thủy điện Sêrêpôk 4. Hiện sản phẩm của anh không chỉ tiêu thụ ở các tỉnh Tây nguyên mà còn vươn ra thị trường các tỉnh, thành: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Huế… “Sang năm 2013, tôi dự định nâng lên 70 lồng cá lăng với diện tích nuôi 3.000 m2 và tiến tới xây dựng một nhà hàng nổi trên hồ Ea Kao này để khuếch trương thương hiệu đặc sản cá lăng Tây nguyên” - anh Tuấn lạc quan nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.