Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thủy điện Miền trung Tây Nguyên: Quan tâm của người dân và trách nhiệm các bên liên quan
(07:59:36 AM 29/10/2014)Bà Lâm Thị Sửu - Giám đốc Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) phát biểu - Ảnh: TL
"Diễn đàn tập trung thảo luận và đã đi đến các nhận định như sau:
- Diễn đàn đã ghi nhận vai trò và những đóng góp to lớn của thủy điện trong đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia; các ban quản lý, các công ty thủy điện và chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng hỗ trợ sinh kế cho nhân dân bị tác động bởi các công trình thủy điện.
- Ở các dự án thủy điện, cộng đồng bị di dời, tái định cư là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Các cộng đồng này đã phản ánh những vấn đề của tái định cư như sau: nhiều cam kết và hứa hẹn về đền bù và hỗ trợ đã không được thực hiện. Mức đền bù, giá đất đền bù là chưa thỏa đáng, diện tích đất được đền bù quá ít so với nhu cầu, chất lượng đất kém không đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất. Ở nơi ở mới, người dân gặp nhiều khó khăn về sinh kế. Chất lượng nhà ở tái định cư và các công trình hạ tầng đều kém chất lượng và thiếu sự phù hợp với văn hóa bản địa của từng dân tộc. Ngoài ra, người dân gặp nhiều trở ngại khác liên quan đến thủ tục cấp giấy sử dụng đất. Đây chính là tác nhân dẫn đến bất ổn sinh kế cấp hộ gia đình, bất an trong hoạch định và bất bình trong công tác đền bù. Sự ổn định tương đối về kinh tế và xã hội của các cộng đồng bị phá vỡ nghiêm trọng trong khi đền bù chỉ nghiêng về tài chính, thiếu sự giải trình cần thiết và các kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật mang tính ngắn hạn và đơn lẻ..
- Phụ nữ là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sức khỏe và thu nhập của họ đã bị giảm đáng kể do quá trình di dời, tái định cư. Ở nơi ở mới, phụ nữ phải làm việc nặng nhọc hơn trong lúc thiếu các nguồn nước sạch, không còn các nguồn thảo dược bản địa để chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Việc học hành của các em nhỏ cũng giảm sút.
- Diễn đàn đã thảo luận tác động môi trường do một loạt các công trình thủy điện ở dòng sông gây nên. Thực tế thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy của sông, gây xói lở bờ sông, gây khô hạn và ngập lụt hạ lưu làm ảnh hưởng đến sản xuất, giao thông đi lại của người dân. Thủy điện đã làm cạn kiệt dòng sông và mất các loài thủy sản. Ngoài ra, các thay đổi tự nhiên của dòng sông đã làm mất đi các tập tục văn hóa truyền thống gắn với sông nước và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cộng đồng lưu vực sông.
Tóm lại, các cộng đồng dân cư ở tái định cư nói chung đều trở nên nghèo đói hơn, nhiều nhóm dân cư buộc phải xâm hại tài nguyên rừng, di cư tự do tìm nguồn sinh kế mới.
- Lưu vực sông của khu vực Miền trung, Tây nguyên được xem là nơi có mật độ các dự án thuỷ điện cao nhất nước. Và ở lưu vực sông này ẩn chứa nhiều rủi ro từ thiên nhiên và do thủy điện. Các khả năng sử dụng năng lượng tái tạo chưa được phát huy và sử dụng nhiều.
- Các cam kết bảo vệ môi trường không được thực hiện đầy đủ. Việc giám sát thực thi còn lỏng lẻo, thiếu sự nghiêm khắc trong việc xử lý các vi phạm.
- Quyền tham gia của người dân được thể hiện trên một số văn bản pháp luật nhà nước, nhưng trên thực tế việc thực hiện các quyền này chưa được đảm bảo. Vai trò, tiếng nói và sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong quá trình quy hoạch, phê duyệt, triển khai dự án thủy điện nói chung cũng như trong quá trình đánh giá tác động môi trường nói riêng là rất mờ nhạt. Tham vấn cộng đồng chỉ thực hiện với người dân bị ảnh hưởng ở khu vực lòng hồ mà thiếu mở rộng đến các cộng đồng bị tác động ở phía hạ lưu. Mối liên kết lỏng lẻo giữa các đơn vị vận hành thủy điện với chính quyền và người dân sau khi xây dựng làm cho việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giai đoạn vận hành nhà máy không kịp thời. Việc tiếp cận thông tin của người dân còn hạn chế.
Diễn đàn kiến nghị đến các cơ quan chức năng một số vấn đề chính như sau:
1)Các dự án thủy điện phải được xây dựng trên cơ sở xem xét toàn diện các tác động môi trường và xã hội. Các chi phí môi trường và xã hội cần được phản ánh và tính toán một cách đầy đủ trong các hồ sơ xây dựng dự án thủy điện. Đánh giá tác động xã hội cần phải được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc đối với các dự án có ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư. Bởi lẽ, những tác động xã hội tiêu cực mà thủy điện đem lại sẽ trở nên khó giải quyết theo thời gian nếu không được nghiên cứu thấu đáo và có phương án giải quyết hợp lý ngay từ đầu.
2)Giải trình trách nhiệm phải gắn liền với việc thực hiện các quyền cơ bản của người dân. Các cộng đồng bị ảnh hưởng phải được tham gia vào quá trình tham vấn, ra quyết định và giám sát các vấn đề liên quan. Tham vấn cộng đồng cần được thực hiện đúng theo nguyên tắc đồng thuận tự nguyện. Người dân phải được tiếp cận thông tin minh bạch và được tham gia đầy đủ trong suốt quá trình từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, ĐTM, xây dựng, đề bù tái định cư, phục hồi sinh kế và vận hành các công trình.bởi lẻ người dân có năng lực, khả năng và đầy đủ các quyền pháp lý trong việc tham vấn và giám sát các tác động thủy điện. Vì vậy, các cơ quan quản lý môi trường cần ghi nhận các đánh giá, ý kiến phản biện của người dân trong quá trình phê duyệt các thủ tục về quản lý môi trường của các nhà máy thủy điện.
3)Các hoạt động di dân, đền bù, hỗ trợ sinh kế, phát triển cộng đồng đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện cần được thiết kế và thực thi trong cả ngắn hạn và dài hạn.
4)Các kênh đối thoại giữa công ty thủy điện, chính quyền các cấp và cộng đồng cần được duy trì thường xuyên không chỉ trong quá trình qui hoạch, thiết kế mà cả trong quá trình vận hành nhằm thu nhận những phản ánh và đề xuất từ phía cộng đồng địa phương, từ đó mà các công ty thủy điện và các cơ quan chức năng có thể nắm được nhu cầu và đánh giá hiệu quả của các hỗ trợ can thiệp đến cộng đồng địa phương. Mặt khác, kênh đối thoại cũng giúp giải quyết những vấn đề nảy sinh mới chưa dự đoán được trong quá trình lập dự án.
5)Các cộng đồng cần được sự hỗ trợ của MTTQ các cấp và hệ thống Liên hiệp các hội KHKT và các tổ chức xã hội khác nhằm giúp cộng đồng đưa các thông tin, bằng chứng đến các bên có liên quan, chính quyền tỉnh và trung ương thông qua kênh khác nhau và đây chính là một trong chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức này."
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thủy điện Miền trung Tây Nguyên: Quan tâm của người dân và trách nhiệm các bên liên quan
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh