Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ sáu, 22/11/2024, 21:51:56 PM (GMT+7)
Thư ngỏ của Liên minh Cứu sông Mê Kông gửi Các nhà phát triển đập thủy điện Don Sahong
(20:07:39 PM 17/11/2016)(Tin Môi Trường) - Vào ngày hôm nay, ngày 17/11/201, Liên minh Cứu sông Mê Kông đã có thư ngỏ gửi tới các đối tác phát triển đập thủy điện Don Sahong. Tin Môi Trường giới thiệu toàn văn bản dịch (tiếng Việt) của bức thư ngỏ
>> Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa >> Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ >> Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước >> Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
Khu vực trước khi Lào xây dựng thủy điện Don Sahong tại đây. Ảnh: Suthep Krisnavarin.
"...Chúng tôi là liên minh bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội dân sự của Mê Kông và một số khu vực khác có cùng mong muốn bảo vệ nguồn lợi của dòng sông Mê Kông cũng như quyền của các cộng đồng sống trên lưu vực.
Liên minh Cứu sông Mê Kông đã bày tỏ những quan ngại về việc phát triển đập Don Sahong tại tỉnh Champassak, CHDCND Lào trong nhiều năm qua. Chúng tôi đã gửi rất nhiều thư ngỏ và thông cáo đến Ủy hội sông Mê Kông (MRC) cũng như các quốc gia thành viên, đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình Tham vấn của dự án. Các thành viên trong Liên minh cũng đã gửi thư ngỏ để bày tỏ những quan ngại đối với dự án và yêu cầu có một cuộc họp trực tiếp với Công ty Mega First Corporation Berhad (MFCB) và các đơn vị phát triển dự án. Tuy nhiên, những yêu cầu này cho đến nay vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào.
Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh mối quan ngại sâu sắc hiện tại đối với việc xây dựng công trình thủy điện Don Sahong. Mặc dù có công suất điện khá nhỏ, song với vị trí xây dựng nằm ở khu vực quan trọng đối với việc di cư của cá, tác động tiềm tàng của dự án đối với nguồn cá khu vực là vô cùng nghiêm trọng. An ninh lương thực của hàng nghìn người sống tại lưu vực Mê Kông phụ thuộc rất nhiều vào các loài cá di cư thường di chuyển qua nhánh Hou Sahong. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều thông tin không chính xác đã được tuyên truyền về quy mô và phạm vi ảnh hưởng của dự án, các nghiên cứu và nỗ lực giám sát hiện tại đều đang tuyên truyền về “một cách tiếp cận thích ứng và linh hoạt” của dự án, đồng thời khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu và rằng nó đang được triển khai trên thực địa.
Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh những quan ngại mà chính phủ các nước Mê Kông đã nêu ở những phản hồi chính thức trong quá trình Tham vấn trước đối với đập thủy điện Don Sahong theo Hiệp định Mê Kông năm 1995, bao gồm yêu cầu đình chỉ dự án để thực hiện thêm các nghiên cứu, cung cấp thông tin nền, đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới, và nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các giải pháp giảm thiểu được đề xuất. Những vấn đề được các chính phủ láng giềng đặt ra cho đến nay vẫn chưa rõ đã được giải quyết chưa và giải quyết như thế nào. Và trong khi các thông tin còn chưa được minh bạch, nhiều nghi vấn còn bỏ ngỏ, đập Don Sahong vẫn đang tiếp tục được xây dựng.
Bên cạnh những vấn đề còn tồn tại trên đây, chúng tôi cũng vô cùng lo ngại rằng không phải tất cả các biện pháp giảm thiểu được nêu trong Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của dự án năm 2013 sẽ được các đơn vị phát triển dự án thực hiện một cách hiệu quả.
Theo Báo cáo ĐTM, chiến lược giảm nhẹ tác động tới đường di cư của cá của Dự án thủy điện Don Sahong (DSHPP) sẽ tuân theo yêu cầu của MRC nhằm cung cấp “đường đi an toàn cho 95% loài mục tiêu trong mọi điều kiện dòng chảy”. Chiến lược bao gồm cam kết “sẽ thực hiện hệ thống màn chắn cá và đường vòng trên khu vực thượng nguồn Hou Sahong để giảm lượng cá bơi vào tuabin” của DSHPP. Cam kết này cũng được đề cập trong phản hồi của các đơn vị phát triển dự án đối với đánh giá dự án của MRC. Cũng theo Báo cáo, các giải pháp chuyển hướng đi của cá sẽ dựa trên hoạt động giám sát liên tục và “cách tiếp cận thích ứng và linh hoạt” giúp “đảm bảo rằng sẽ thực hiện bổ sung các biện pháp giảm thiểu tác động nếu cần thiết.” Trong khi các nhà phát triển dự án đã bước đầu thử nghiệm hệ thống đuổi cá bằng âm thanh, báo cáo ĐTM cũng không chắc chắn rằng các biện pháp cụ thể có được áp dụng không và dưới hình thức nào.
Mặc dù các nhà phát triển đập đã tuyên bố rằng nguồn cá sẽ được giám sát chặt chẽ, rất ít thông tin về dữ liệu nền và các hoạt động giám sát cá đang triển khai cũng như xu hướng di cư của chúng được công bố. Các nghiên cứu gần đây trên website của công ty không có các báo cáo chi tiết về dữ liệu giám sát và các phân tích liên quan từ khi dự án bắt đầu khởi công vào tháng Một.
Người dân chịu ảnh hưởng từ dự án hiện có rất ít điều kiện để đòi hỏi trách nhiệm giải trình, chẳng hạn như yêu cầu minh bạch thông tin về tác động của dự án hay những cam kết rằng các biện pháp thích hợp sẽ được thực hiện đầy đủ để giảm thiểu những tác động bất lợi đến hoạt động di cư của cá, đe dọa cộng đồng địa phương và an ninh lương thực của toàn khu vực.
Vì những lý do trên, chúng tôi kêu gọi các đơn vị phát triển dự án:
Xác nhận rằng tất cả các biện pháp cần thiết, bao gồm hệ thống màn chắn cá và đường vòng nhằm ngăn cá không đi vào nhánh Hou Sahong và tuabin, sẽ được thực hiện để đảm bảo tác động dự án được giảm thiểu một cách hiệu quả nhất;
Công bố thiết kế chi tiết hệ thống màn chắn cá và đường vòng cũng như thông tin về cách thực hiện các biện pháp hướng tới bảo vệ các loài cá trong khu vực;
Công bố kết quả các nghiên cứu giám sát thủy sản hiện có để chứng minh hành vi di cư của cá đang thích ứng với hoạt động xây dựng dự án như thế nào;
Đình chỉ việc xây dựng đập cho đến khi có đầy đủ thông tin toàn diện về tác động môi trường và xã hội của dự án, đồng thời phản hồi lại những mối quan ngại từ phía các quốc gia Mê Kông".
NGUYỄN LÊ KHOA/Tin Môi Trường
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thư ngỏ của Liên minh Cứu sông Mê Kông gửi Các nhà phát triển đập thủy điện Don Sahong
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.