Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thư kiến nghị gửi Thủ tướng chính phủ các nước hạ lưu sông Mekong
(11:48:42 AM 12/09/2014)Kính gửi: Ngài Samdech Akkak Moha Sena Padei Techo Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia
-Ngài Thongsing Thammavong, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
-Ngài Nguyễn Tấn Dũng,Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Ngài Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan
(V/v: Mối quan ngại về quá trình Tham vấn trước đối với dự án Đập Thủy điện Don Sahong)
Ảnh: IE
Thưa các Quý ngài,
Đại diện cho Liên minh bảo vệ dòng sông Mekong (Save the Mekong Coalition), chúng tôi viết lá thư này để bày tỏ mối quan ngại của chúng tôi liên quan đến quá trình ra quyết định xây dựng đập Thủy điện Don Sahong ở khu vực Nam Lào. Chúng tôi đặc biệt biệt quan tâm đến sự đệ trình hiện tại của chính phủ Lào, về Quy trình thông báo, Tham vấn trước và thỏa thuận (PNPCA) cho việc xây dựng Đập Don Sahong. Chúng tôi lo ngại rằng, thủ tục PNPCA như hiện áp dụng không thể cho phép một quá trình tham vấn chính xác và có sự tham gia đối với việc xây dựng Đập thủy điện Don Sahong, và dự án vẫn sẽ được tiến hành theo tiền lệ xấu của đập Xayaburi, mang lại tác động nghiêm trọng thêm đối với sông Mê Kông và con người.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu được xây dựng, Đập thủy điện Don Sahong sẽ có tác động nghiêm trọng đến cá sông Mê Công và sự di cư của chúng trong toàn lưu vực sông Mekong. Điều này đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người, ảnh hưởng đến kinh tế và làm mất ổn định về chính trị bởi sự gia tăng căng thẳng giữa chính quyền các nước do những thất bại của hợp tác khu vực. Mặc dù vậy, Lào đã nhấn mạnh về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đập Don Sahong, và ngay cả khi trình dự án này để trao đổi trước, Lào cũng đã nói rõ ý định của mình để tiếp tục phát triển dự án.
Tin tức gần đây từ phương tiện truyền thông về tình trạng xây dựng đang diễn ra tại khu vực Đập Don Sahong càng khẳng định thêm ý định của Lào, khi Chính phủ Lào tuyên bố đã dừng việc xây dựng, trong khi Mega First Corporation Berhad, công ty đầu tư phát triển dự án khẳng định đang tiếp tục xây dựng. Lào không nên dùng hành động đệ trình tham vấn trước cho Đập Don Sahong chỉ nhằm mục đích hợp pháp hóa hành động của họ theo Hiệp định Mekong năm 1995, mà họ phải có hành động đảm bảo cam kết đúng với quyết định trong khu vực, và theo tinh thần của Hiệp định Mekong.
Quá trình tham vấn trước khi xây dựng đập Xayaburi được thừa nhận là một thất bại. Việc hạn chế sự tham gia của các bên liên quan cả về số lượng người lẫn các lĩnh vực liên quan trong trình tự tham vấn đã loại trừ nhiều tiếng nói quan trọng, bao gồm những cộng đồng địa phương ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Trong khi nhiều nhóm tại Việt Nam và Campuchia bày tỏ sự không hài lòng về việc thiếu sự tham gia vào quá trình này, cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng ở Thái Lan nhấn mạnh rằng họ đã không được "tham vấn” trong các cuộc họp tổ chức tại Thái Lan, mà chỉ nhận được một số thông tin ban đầu. Họ tin rằng các thủ tục PNPCA không có tính hợp pháp và tiếp tục nói "không" với đập Xayaburi.
Những người tham dự các cuộc tham vấn cho rằng thông tin về các chi tiết và các tác động của dự án được cung cấp khá ít hoặc không có thông tin. Bản Đánh giá tác động môi trường (EIA) cuối cùng không được công bố, đánh giá tác động xuyên biên giới không được thực hiện, và các bản thiết kế đập không hoàn thiện. Tính hợp pháp của toàn bộ quá trình đã bị phá hủy khi Chính phủ Lào và Thái Lan quyết định tiến hành xây dựng đập Xayaburi, bất chấp việc tham vấn trước không đưa ra được giải pháp, không trả lời những mối quan ngại của Campuchia và Việt Nam và không có thỏa thuận giữa bốn chính phủ về việc tiến hành dự án.
Ngày 24 tháng 6 năm 2014, Tòa án hành chính tối cao Thái Lan chấp nhận đơn kiện của những người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi đập Xayaburi ở miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan, phán quyết của họ ghi nhận tác động xuyên biên giới tiềm tàng của đập Xayaburi và kêu gọi đánh giá thêm về tác động môi trường, sức khỏe và xã hội ở Thái Lan. Các khuyến nghị của cả Campuchia và Việt Nam đã kêu gọi trì hoãn quyết định xây dựng những con đập trên dòng chính sông Mê Kông cho đến khi hoàn thành nghiên cứu của Ủy hội MRC và nghiên cứu tác động tới đồng bằng sông Cửu Long do Việt Nam chủ trì. Tại Hội nghị cấp cao Mekong lần thứ hai vào tháng 4 năm nay, Việt Nam đã nhắc lại những kiến nghị tại Đánh giá chiến lược môi trường của MRC năm 2010, đề nghị hoãn 10 năm tất cả đập xây dựng trên dòng chính sông Mekong. Những kiến nghị đó chứng minh rằng quyết định về tương lai của các con đập trên dòng chính sông Mekong phải được dựa trên nghiên cứu toàn diện và hiểu biết về các tác động đến tất cả các quốc gia Mekong.
Các nhà tài trợ cho MRC cũng đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về tính hiệu quả và tính hợp pháp của quá trình PNPCA, bao gồm cả chính phủ Úc, nước đã tài trợ quá trình tham vấn trước đập Xayaburi cũng như đánh giá của nó, và chính phủ Đan Mạch. Nhận thức được những bất cập trong quá trình tham vấn trước đập Xayaburi, Ban thư ký MRC cũng đã tìm cách để xem xét PNPCA nhằm " cân nhắc gia hạn giai đoạn tham vấn trước sáu tháng, thiết lập tiêu chuẩn cho thỏa thuận sau quá trình tham vấn trước, và đạt đến một sự thống nhất chung về việc PNPCA đã được hiểu như thế nào trong bối cảnh Hiệp định năm 1995”. Mặc dù đánh giá này được đề xuất hơn một năm trước, những vấn đề trên vẫn chưa được giải quyết. Tuy vậy, đập Don Sahong, đập đưa ra một mối đe dọa nghiêm trọng đến tương lai của sông Mekong, đang trình tham vấn trước và có khả năng sẽ đi theo quá trình ra quyết định thất bại như của đập Xayaburi.
Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Mekong ngăn chặn ngay lập tức quá trình tham vấn trước cho Đập Don Sahong và giải quyết lỗ hổng nghiêm trọng trong PNPCA hiện đang là rào cản đối với việc tham gia, công bố thông tin tham vấn và sự đồng thuận của cộng đồng bị ảnh hưởng, và dành thêm thời gian để hoàn thành nghiên cứu về các tác động của các con đập trên dòng chính.
Tiếng nói của cộng đồng phải được ưu tiên trong bất kỳ quá trình ra quyết định liên quan đến việc xây dựng các đập trên sông Mekong. Vì MRC không ủy thác cho các cộng đồng địa phương sông Mekong, cần phải làm rõ về cách các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi đập Mekong có thể tham gia vào quá trình ra quyết định và cách thức tham gia của họ sẽ ảnh hưởng đến quyết định về việc một dự án có tiến hành hay không. Quyền từ chối dự án của cộng đồng phải được công nhận.
MRC và các chính phủ thành viên phải nhận ra rằng, bất kỳ quá trình tham vấn có sự tham gia của cộng đồng và công chúng Mekong về các đập sông Mekong nên bao gồm tối thiểu các tiêu chí sau:
• Tham vấn phải diễn ra trước khi quyết định tiến hành một dự án. Không xây dựng và không ký kết thỏa thuận xây dựng nào trong quá trình tham vấn.
• Có tiêu chí rõ ràng khi ra quyết định về thiết kế, phạm vi và quy mô của dự án, cũng như tính khả thi của dự án cần được phát triển và công bố trước khi tham vấn. Các tiêu chí này cần được cập nhật dựa trên thông tin thu thập được thông qua các cuộc tham vấn.
• Các chính phủ thành viên MRC phải nêu rõ cam kết của họ ngay từ đầu quá trình, để đảm bảo thỏa thuận giữa bốn quốc gia - dựa trên tham vấn có sự tham gia – về cách thức tiến hành.
• Thông tin đầy đủ, bao gồm một EIA xuyên biên giới và thiết kế dự án cuối cùng phải được phát hành trước các cuộc tham vấn. Mọi thông tin liên quan phải có sẵn trong mọi ngôn ngữ của tất cả các quốc gia ven sông và mọi tài liệu phải được xem xét ngang hàng để đảm bảo tính khách quan.
• Ủy ban sông Mê Kông quốc gia có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ đại diện các cộng đồng trong quá trình tham vấn. Mỗi cộng đồng ven sông Mekong phải được mời tham gia vào các cuộc tham vấn. Nguồn lực đầy đủ phải được cung cấp bởi MRC, các chính phủ thành viên và/hoặc các đối tác phát triển để đảm bảo sự tham gia đầy đủ từ các cộng đồng và công chúng Mekong.
• Các phản hồi và những mối quan tâm của cộng đồng và công chúng Mekong phải được giải quyết minh bạch và đặt ra tiêu chí rõ ràng để những ý kiến này có tầm ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định cuối cùng.
• Quy trình và tiêu chuẩn tham vấn phải như nhau trong tất cả các quốc gia thành viên Ủy hội Mekong để đảm bảo rằng mối quan tâm của tất cả các nước được nêu ra, ghi nhận và xem xét như nhau; điều này có thể được đảm bảo bằng cách để một bên thứ ba tham gia giám sát và theo dõi quá trình này.
Chúng tôi, Liên minh bảo vệ dòng sông Mekong, tin rằng một dòng sông Mekong khỏe mạnh là điều quan trọng đối với sự thịnh vượng và bền vững của khu vực. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo khẩn trương xem xét các tác động hiện tại và tương lai của các đập trên sông Mekong và ưu tiên bảo vệ quyền của cộng đồng Mekong được tham vấn và tham gia các vấn đề liên quan đến các đập trên sông Mekong.
Kính thư,
Cùng ký
Tổ chức Both ENDS, Hà Lan,
Mạng Lưới Sông Ngòi Myama
Trung Tâm Bảo vệ Môi Trường Xã hội và phát triển trẻ em Lưu vực Sông Mekong, Thái Lan
Tổ chức Chuenchom Sangarasri Greacen, Palang Thai, Thái Lan
Tổ chức Phát triển Kinh tế Cộng đồng, Campuchia
Trung tâm Nguồn lực Cộng đồng, Thái Lan
Nhóm bảo tồn và phục hồi tài nguyên lưu vực sông Lampaning, Tỉnh Nong Bua Lamphu, Thái Lan
Tổ chức CRDT, Campuchia
Trung Tâm Nghiên Cứu Phát triển Xã Hội (CSRD), Việt Nam
Trung tâm thông tin về Hòa bình và quyền con người, Thái Lan
Tổ chức Earth Rights International, Hoa kỳ
Tổ chức EcoSun Cambodia, Campuchia
Hiệp Hội Châu Á và Phần Lan, Phần Lan
Liên Minh hành đồng vì nghề cá, Campuchia
Tổ chức Focus on the Global South, Thái Lan
Tổ chức Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID), Việt Nam
Trung tâm thông tin về công lý xã hội, Thái Lan
Tổ chức Sông Ngòi Quốc tế, Hoa kỳ
Tổ chức sông Ngòi Living Siam, Thái Lan
Nhóm Bảo tồn Mekong, Pak Cham, Loei, Thailand
Tổ chức giám sát Mekong Tasmania, Úc
Mạng lưới Hội đồng nhân dân Mekong, Thái Lan
Tổ chức Mekong Watch, Nhật Bản
Nhóm bảo tồn tài nguyên và văn hóa Mekong-Lanna, Thái Lan
Tổ chức My Village, Campuchia
Mạng lưới người Thái ở tám tỉnh thuộc Mekong, Thái Lan
Diễn Đàn Các tổ chức Phi chính phủ , Campuchia
Ban Điều phối các Tổ chức Phi chính phủ miền Đông bắc Thái Lan, Thái Lan
Mạng lưới bảo vệ Tài Nguyên và Môi trường miền Đông bắc Thái Lan, Thái Lan
Tổ chức Phát triển Nông thôn miền Đông bắc, Campuchia
Mạng lưới các lưu vực sông phía bắc, Thái Lan
Trung tâm Con Người và Thiên Nhiên (PanNature), Việt Nam
Ủy Ban nhân dân vì phục hồi sinh kế và cộng đồng lưu vực Pak Mun, Ubonrachthanee, Thái Lan
Tổ chức Ponlok Khmer, Campuchia
Tổ chức Probe International, Canada
Nhóm Rak Chaing Karn Group, Thái Lan
Trung tâm bảo vệ quyền về Quản lý tài nguyên thiên nhiên ở hạ lưu sông Chi, Thái Lan
Hội những người Tamm People Association, Thái Lan
Dự án Tammun Project, Thái Lan
Tổ chức vì Sự phục hồi sinh thái và liên minh khu vực, Thái Lan
Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và pháp luật vì sự phát triển bền vững, Việt Nam
Nhóm bảo tồn môi trường Udon Thani, Thái Lan
Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam (VRN), Việt Nam
Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài Nguyên Nước (WARECOD), Việt Nam
Nhóm Phong trào bảo vệ Rừng nhiệt đới thế giới, Uruguay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh